Lạm phát ở Châu Âu có thể tăng nhanh như thế nào?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Mức lạm phát của châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào tháng 7, gây thêm áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu - vốn coi mức tăng đó là tạm thời trong khi toàn khối hồi phục sau những tác động kinh tế của đại dịch.
Các số liệu lạm phát giá tiêu dùng công bố vào thứ Sáu, được dự đoán sẽ tăng 2% trên cơ sở hằng năm vào tháng Bảy, từ mức 1.9% trong tháng trước - theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters. Lạm phát giá tiêu dùng đã tăng lên kể từ tháng Giêng.
Kỳ vọng về đà tăng kéo dài đã được củng cố sau khi nhà cung cấp dữ liệu IHS Markit cho biết hôm thứ Sáu rằng những hạn chế về nhu cầu và nguồn cung ngày càng tăng đã khiến giá bán trung bình đối với hàng hóa và dịch vụ của khu vực đồng Euro tăng "với tốc độ gần kỷ lục trong cuộc khảo sát vào tháng 7". Điều này cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.
Dữ liệu của tuần tới cũng tuân theo chuỗi tăng "cao hơn dữ kiến" của số liệu lạm phát dự kiến trong tháng 6 ở cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, cho thấy tăng trưởng giá nhanh chóng hiện đã trở thành một vấn đề toàn cầu.
Holger Schmieding - nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Berenberg, cho biết: “Sự gia tăng giá tiêu dùng gần đây trên cả hai bờ Đại Tây Dương cho thấy người bán và nhà phân phối đang cố gắng đẩy một phần áp lực chi phí gia tăng đến người tiêu dùng. ”.
Nhưng trong khi mức tăng lạm phát có thể vượt lên trên mục tiêu mới đưa ra của ECB là 2% trong những tháng tới, bà Christine Lagarde đã gợi ý vào tuần trước rằng ngân hàng sẽ xem xét các mức tăng tạm thời nhằm đạt được mục tiêu lạm phát "ổn định" 2% cho đến ít nhất là năm 2023.
Valentina Romei, The Economist