Lạm phát tại Nhật Bản tăng mạnh nhất trong 31 năm - BoJ đau đầu với chính sách nới lỏng

Lạm phát tại Nhật Bản tăng mạnh nhất trong 31 năm - BoJ đau đầu với chính sách nới lỏng

07:49 20/09/2022

Lạm phát của Nhật Bản tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba thập kỷ trở lại đây, khiến ngân hàng trung ương nước này đau đầu khi họ đang tìm cách giải thích lý do tại sao cần tiếp tục kích thích tiền tệ mặc dù lạm phát đã vượt xa mục tiêu 2%.

Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2.8% trong tháng 8 so với cùng kỳ, Bộ Nội vụ báo cáo hôm thứ Ba. Các nhà phân tích trước đó dự báo mức tăng 2.7%. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1991.

Chi phí năng lượng và thực phẩm chế biến tiếp tục chiếm phần lớn trong mức tăng so với cùng kỳ, trong khi giá điện và cước phí điện thoại di động góp phần vào việc tăng tốc lạm phát

Inflation has risen at fastest pace in decades excluding tax-hike impacts

Lạm phát tại Nhật Bản tăng cao nhất trong 3 thập kỷ

Mặc dù tốc độ lạm phát nhanh hơn, nhưng không có khả năng thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách của mình. Thống đốc Haruhiko Kuroda đã nhiều lần cho biết ngân hàng sẽ giữ lãi suất ở mức đáy cho đến khi tăng trưởng lương vững chắc khiến lạm phát bền vững hơn.

Quyết tâm gắn bó với các biện pháp kích thích của Kuroda đã định vị BOJ là một cơ quan đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương toàn cầu. Fed, BoE, SNB nằm trong số những quốc gia có khả năng tăng lãi suất trong tuần này. khiến BOJ càng bị cô lập hơn với lập trường chính sách của mình.

Nhà kinh tế học Yuichi Kodama tại Viện nghiên cứu Yasuda Meiji cho biết: “Lạm phát do chi phí đẩy hiện tại có hại cho người tiêu dùng, nhưng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng, hy vọng nó sẽ chuyển thành lạm phát tích cực. Chính sách của BoJ sẽ không thay đổi cho đến khi nhiệm kỳ của Kuroda kết thúc vì đây là cơ hội lớn và cuối cùng cho Kuroda” để thực sự vực dậy lạm phát.

Nhưng khi giá tăng vượt ra ngoài các mặt hàng năng lượng, BoJ gặp áp lực lớn với việc giải thích cho chính sách kích thích liên tục của mình. Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng tăng 1.6%.

Theo khảo sát của Teikoku Databank, giá cả của 6532 mặt hàng thực phẩm dự kiến ​​sẽ tăng trong tháng 10. Con số này cao hơn so với 2493 mặt hàng trong tháng 8 và 2424 mặt hàng trong tháng 9.

Các nhà phân tích đang nâng dự báo của họ sau khi đồng yên lao dốc nhanh chóng gần đây. Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, hy vọng những động thái gần đây của đồng yên sẽ giữ lạm phát tăng cao hơn dự kiến ​​hiện tại.

Theo Yuki Masujima, Bloomberg Economics: “Việc lạm phát cơ bản của Nhật Bản tăng cao hơn nữa so với mục tiêu vào tháng 8 có thể sẽ không thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách tại cuộc họp tuần này. Nhưng nó sẽ làm tăng áp lực lên Thống đốc Haruhiko Kuroda trong việc bảo vệ quyết định duy trì chính sách nới lỏng của mình - chi phí sinh hoạt tăng có vẻ sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong quý thứ ba. ”

Trong khi BOJ vẫn giữ vững quan điểm nới lỏng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã mạnh tay tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát và một đợt tăng mạnh khác dự kiến ​​sẽ được đưa ra, vài giờ trước quyết định của BOJ trong tuần này.

Sự phân kỳ chính sách đã làm đồng Yên giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm so với đồng đô la, khiến việc nhập khẩu năng lượng và thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với đất nước Nhật Bản nghèo tài nguyên.

Thủ tướng Fumio Kishida đã để BOJ tiếp tục hoạt động dưới sự điều hành của Kuroda, nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 4. Trong khi ủng hộ chính sách của BoJ, thủ tướng đã sử dụng chi tiêu của chính phủ và chính sách hỗ trợ giá để quản lý tác động của lạm phát đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Đồng yên giảm giá đã giúp các công ty Nhật Bản thu về nhiều lợi nhuận nhất kể từ năm 1954 bằng cách tăng thu nhập ở nước ngoài khi mang về nước. Tuy nhiên, tăng trưởng lương của người lao động chưa tương xứng, khiến các hộ gia đình dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Dự phóng lạm phát của BoJ

“Nếu đồng yên giảm sâu hơn nữa, chính phủ có thể cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng đó là một lựa chọn khó khăn vì Mỹ không có khả năng đồng ý. Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc đợi cho đến khi nền kinh tế Mỹ đạt đỉnh và sự sụt giảm của đồng yên tạm dừng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ