Lạm phát tăng cao có thể sẽ khiến ECB chịu áp lực
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Nhà kinh tế học tại UOB Group Lee Sue Ann đã xem xét tác động của các số liệu lạm phát được công bố gần đây trong khối đồng tiền chung châu Âu.
“Theo ước tính sơ bộ, lạm phát toàn phần ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên 2.0% trong tháng 5 từ mức 1.6% trong tháng 4 và tăng nhẹ so với kỳ vọng dữ liệu 1.9%. Lạm phát lõi tăng lên 0.9% so với con số 0.7% vào tháng 4. Đây là một nhịp tăng sau đà giảm vào tháng 3.
“Đây là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018, lạm phát hàng năm trong khu vực vượt quá mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - duy trì gần phía dưới mức 2%. ECB vẫn nhấn mạnh rằng đà tăng lạm phát có thể được kích hoạt bởi các yếu tố tạm thời và triển vọng dài hạn vẫn còn khá tích cực. Tuy nhiên, giọng điệu "dovish" của NHTW có thể bị "thách thức" nếu lạm phát tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới. "
“Mặc dù giá dầu tích luỹ từ tháng 2, nhưng giá xăng trong khu vực vẫn tiếp tục tăng tương đối và đạt mức cao nhất kể từ giữa năm 2019 cách đây hai tuần. Điều này đã cùng với các hiệu ứng cơ sở, đẩy lạm phát năng lượng lên mức cao hơn. Trong khi các hiệu ứng cơ sở vẫn đang còn đó, tác động từ giá năng lượng liệu có thể giảm trong những tháng tới hay không là một vấn đề đáng chú ý. Ngoài ra, lạm phát hàng hóa đang có xu hướng tăng cao hơn, do các vấn đề về chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt và sử dụng công suất cao, dẫn đến áp lực về giá cả ”.
“Các cuộc thảo luận xung quanh câu hỏi liệu lạm phát thực sự chỉ là tạm thời hay mang tính cơ cấu, sẽ vô cùng nổi bật trong những tháng tới. Phải thừa nhận rằng vào cuối năm nay, chúng ta có thể sẽ biết liệu những tác động này chỉ là tạm thời hay chúng thực sự sẽ là yếu tố tác động đến áp lực lạm phát trong lâu dài.
Fxstreet