Lạm phát và chính sách lãi suất: Ảnh hưởng từ những quyết định trong quá khứ của Fed
Trà Giang
Junior Editor
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 tăng 0.3%, đánh dấu mức tăng hàng tháng cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư (11/12) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của nước này đã tăng 0.3%. Dữ liệu CPI tháng 11 cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách Fed và hộ gia đình Mỹ.
Tỷ lệ thay đổi của CPI cho tất cả các mặt hàng tại các thành phố của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, mức tăng này đã được các nhà phân tích dự đoán từ trước, nên không tạo ra nhiều bất ngờ trên thị trường. So với cùng kỳ năm trước, giá cả đã tăng 2.7%. Đáng chú ý, chỉ số CPI hiện cao hơn 22% so với mức trước đại dịch COVID-19.
Sự thay đổi phần trăm của CPI tại Mỹ so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cũng tăng 0.3% trong tháng 11, phản ảnh đúng với kỳ vọng thị trường. Lạm phát cơ bản đã duy trì ở mức 3.3% suốt 4 tháng qua, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Fed đang hướng đến. Điều này cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn rất khó giảm, bất chấp các nỗ lực thắt chặt tiền tệ trước đó.
Tỷ lệ thay đổi của CPI cho tất cả các mặt hàng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng, so với tháng trước đó.
Sự thay đổi phần trăm của CPI cho tất cả các mặt hàng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng, so với tháng trước đó.
Xét theo từng nhóm hàng, mức tăng giá trong tháng 11 được ghi nhận trên diện rộng. Sau thời gian giảm giá liên tục, giá năng lượng trong tháng 11 đã chững lại, góp phần làm tăng chỉ số CPI tổng thể. Giá xe hơi và xe tải đã qua sử dụng là danh mục dẫn đầu với mức tăng cao nhất trong tháng.
Sự thay đổi hàng tháng của CPI theo từng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Giá nhà ở, chiếm tới 40% trọng số của chỉ số CPI, cũng tăng 0.3% trong tháng 11. Tuy nhiên, giá nhà ở thường phản ánh trễ so với diễn biến thị trường, và có một số bằng chứng cho thấy áp lực giá có thể giảm trong thời gian tới. Dù vậy, mức giảm vẫn đang chậm hơn kỳ vọng, khiến thị trường tiếp tục chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn.
Sự thay đổi hàng năm của CPI theo từng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá năng lượng giảm, cùng với giá xe hơi và xe tải đã qua sử dụng (dù có mức tăng mạnh trong tháng vừa qua). Dù vậy, giá các dịch vụ - bao gồm giá nhà ở, vận tải và các dịch vụ khác - vẫn đang đóng vai trò chính đẩy lạm phát tổng thể đi lên. Theo chỉ số ISM, giá dịch vụ chưa có dấu hiệu giảm, cho thấy áp lực lạm phát trong lĩnh vực này còn kéo dài.
Dù lạm phát tăng cao hơn so với tháng trước, tuy nhiên, thị trường đã sớm định giá cho kịch bản này. Điều này đã góp phần thúc đẩy chỉ số S&P 500 tăng 0.70% trong phiên giao dịch hôm nay, trong khi lợi suất trái phiếu hầu như không biến động. Phản ứng này được xem như một "cái thở phào nhẹ nhõm" từ thị trường, bởi lẽ dù các con số chưa tích cực, nhưng chúng không tệ hơn những gì đã được dự báo.
Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tuần tới, nhưng khả năng thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng trong ngắn hạn là rất hạn chế. Các nhà phân tích cho rằng Fed đã mắc sai lầm lớn khi chậm trễ nâng lãi suất trong giai đoạn trước, và giờ đây, nguy cơ cắt giảm lãi suất quá sớm lại có thể làm trầm trọng thêm tình hình. Với áp lực lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, việc Fed tìm được điểm cân bằng giữa kiểm soát giá cả và hỗ trợ tăng trưởng sẽ là thách thức lớn trong thời gian tới.
investing