Làm thế nào để tiết chế cảm xúc trong giao dịch ngoại hối?
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Biết cách kiểm soát cảm xúc trong khi giao dịch có thể là sự khác biệt dẫn đến thành công hay thất bại. Trạng thái tinh thần của bạn có tác động đáng kể đến các quyết định bạn đưa ra, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu giao dịch và giữ một thái độ bình tĩnh là điều quan trọng để có thể giao dịch ổn định.
Trong phần này, chúng tôi khám phá tầm quan trọng của tâm lý giao dịch trong ngày, đối với cả những nhà giao dịch mới bắt đầu và nhiều kinh nghiệm hơn, đồng thời đưa ra một số gợi ý về cách giao dịch mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.
Tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc khi giao dịch
Hãy tưởng tượng bạn vừa thực hiện một giao dịch trước khi công bố bảng lương phi nông nghiệp (NFP) với kỳ vọng rằng nếu con số cao hơn dự báo, tỷ giá EUR/USD sẽ tăng nhanh chóng, cho phép bạn kiếm một khoản lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn.
NFP xuất hiện và đúng như bạn đã hy vọng, con số này đánh bại các dự báo. Nhưng vì một số lý do nào đó, giá lại đi xuống!
Bạn nghĩ lại tất cả các phân tích bạn đã thực hiện, tất cả các lý do mà EUR/USD nên tăng và bạn càng nghĩ, giá càng giảm.
Khi bạn nhìn thấy các vị thế thua lỗ của mình ngày một lớn, cảm xúc bắt đầu chiếm hữu tâm trí bạn - đây là bản năng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Sự thôi thúc này thường có thể ngăn chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình và đối với các nhà giao dịch, đây là vấn đề rất nghiêm trọng, dẫn đến phản ứng “giật đầu gối” (phản xạ theo bản năng).
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp không muốn để một quyết định hấp tấp phá hỏng tài khoản của họ - họ muốn đảm bảo rằng một phản ứng đầu gối không hủy hoại toàn bộ sự nghiệp của mình. Có thể mất rất nhiều năm thực hành và trải qua vô số các giao dịch để học cách giảm thiểu giao dịch theo cảm tính.
3 cảm xúc mà hầu hết các trader đều gặp phải
Một số cảm xúc phổ biến nhất mà nhà giao dịch trải qua bao gồm sợ hãi, lo lắng, tin tưởng, phấn khích, tham lam và quá tự tin.
Sợ hãi/Lo lắng
Nguyên nhân phổ biến của nỗi sợ hãi là do khối lượng giao dịch quá lớn. Giao dịch với quy mô không phù hợp làm tăng độ biến động không cần thiết và khiến bạn mắc những sai lầm mà bình thường bạn sẽ không thực hiện do căng thẳng về rủi ro thua lỗ lớn hơn bình thường.
Một thủ phạm khác gây ra sự sợ hãi (hoặc lo lắng) là bạn đang giao dịch "sai", nghĩa là thực hiện một giao dịch không phù hợp với kế hoạch giao dịch của bạn.
Niềm tin/Sự phấn khích
Niềm tin và sự phấn khích là những cảm xúc chính mà bạn muốn có được và bạn sẽ cảm nhận được những cảm xúc này trong mỗi giao dịch bạn tham gia. Niềm tin là mảnh ghép cuối cùng của bất kỳ giao dịch tốt nào và nếu bạn không có mức độ phấn khích hoặc niềm tin nhất định thì rất có thể bạn không ở trong giao dịch “đúng” với mình.
Khi nói đến “đúng”, chúng tôi ám chỉ những giao dịch chính xác theo kế hoạch của bạn. Bất kỳ nhà giao dịch giỏi nào cũng có thể thua lỗ cũng như cách một nhà giao dịch kém cỏi có thể đạt được các lệnh có lãi tại một vài thời điểm. Ý tưởng là luôn chỉ giao dịch các lệnh “đúng”, dù cho kết quả có thắng hay thua đi nữa. Tìm kiếm các lập luận ủng hộ quan điểm của bạn trước khi vào lệnh sẽ giúp đảm bảo điều này.
Tham lam/Quá tự tin
Nếu bạn chỉ muốn thực hiện các giao dịch mà bạn cho là có thể thắng lớn, điều này rất dễ khiến bạn trở nên tham lam. Lòng tham có thể đến từ các kết quả giao dịch tốt trong quá khứ, nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể trượt dài và kết thúc với một mức thua lỗ đáng kể.
Luôn kiểm tra xem bạn có đang sử dụng cơ chế giao dịch phù hợp hay không (nghĩa là bám sát điểm dừng lỗ, mục tiêu, quản lý rủi ro tốt và chỉ vào lệnh tại các thiết lập “đẹp”). Giao dịch cẩu thả do quá tự tin có thể xóa sạch phần lợi nhuận bạn kiếm được trước đây nhanh hơn những gì bạn có thể hình dung.
Bài học của Nick Cawley, nhà phân tích của DailyFX về đánh mất kỷ luật trong trading
Nick Cawley có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường và kinh doanh nhiều loại sản phẩm trái phiếu.
"Các giao dịch tồi tệ nhất của tôi (mặc dù rất ít), đều là khi tôi ném kế hoạch giao dịch của mình ra ngoài cửa sổ do đánh mất kỷ luật”.
Tôi đã không sử dụng đúng các thiết lập và điểm dừng lỗ, tôi nghĩ rằng mình “giỏi hơn” thị trường. Tôi đã tăng gấp đôi vị thế khi đang thua lỗ và mất càng nhiều tiền hơn, sau đó tôi lại nạp thêm tiền vào tài khoản giao dịch để có thể gồng lỗ với hy vọng giá sẽ đảo chiều.
“Tôi đã mất kiểm soát cảm xúc của mình và giao dịch khi lẽ ra tôi phải vào lệnh với tâm thế không cảm xúc, cắt những lệnh thua lỗ và bước tiếp. Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng đây là điều bắt buộc đối với bất kỳ nhà giao dịch nào muốn thành công lâu dài".
Cách kiểm soát cảm xúc khi giao dịch: mẹo và các chiến lược hàng đầu
Lập kế hoạch cẩn thận là chìa khóa để ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực trong giao dịch của mình. Câu ngạn ngữ xưa “Không lập kế hoạch là lập kế hoạch để thất bại”, thực sự rất đúng trong thị trường tài chính.
Là một nhà giao dịch, không chỉ có một cách để kiếm lợi nhuận. Có nhiều chiến lược và cách tiếp cận khác nhau có thể giúp các nhà giao dịch hoàn thành mục tiêu của họ. Nhưng để mang lại hiệu quả, chúng ta phải có một cách tiếp cận mang tính hệ thống, chứ không phải dựa trên linh cảm.
Dưới đây là năm cách để kiểm soát cảm xúc của bạn tốt hơn khi giao dịch.
1. Tạo các quy tắc cá nhân
Đặt ra các quy tắc của riêng bạn có thể giúp kiểm soát cảm xúc. Các quy tắc của bạn có thể bao gồm việc thiết lập mức risk/reward để vào và đóng lệnh, thông qua lệnh chốt lời và/hoặc dừng lỗ.
2. Giao dịch đúng điều kiện thị trường
Tránh xa các điều kiện thị trường không lý tưởng cũng là điều quan trọng. Không giao dịch khi bạn không cảm thấy nó là một ý kiến hay. Đừng có chăm chăm suốt ngày chỉ nhìn vào thị trường, nếu bạn không muốn giao dịch, đơn giản là hãy bỏ qua.
Một trong những cách dễ nhất để giảm tác động của cảm xúc trong giao dịch là hạ bớt quy mô các vị thế của bạn.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng một nhà giao dịch mở một tài khoản với $10,000. Nhà giao dịch này đặt lệnh giao dịch đầu tiên với số tiền $10.000 cặp EUR/USD.
Khi giá dịch chuyển 1 pip, tài khoản của anh ta sẽ chỉ biến động một mức vừa phải. Mức ký quỹ cũng chỉ là $320 và lượng tiền có thể ký quỹ còn lại là $9,680 trong khi vị thế hiện tại chỉ gây ra biến động 1 USD cho mỗi pip.
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng cùng một nhà giao dịch nhưng vào lệnh với khối lượng 3 lot trong cùng một cặp tiền tệ.
Lúc này anh ta phải đặt $9,600 để ký quỹ và chỉ còn 400 USD tiền ký quỹ có thể sử dụng, thêm nữa, bây giờ vị thế đang di chuyển ở mức 30 USD mỗi pip.
Sau khi giá di chuyển ngược lại vị thế chỉ 14 pips, số tiền ký quỹ có thể sử dụng sẽ hết và giao dịch sẽ tự động được đóng lại dưới dạng “margin call” (buộc phải gia tăng ký quỹ hoặc trạng thái sẽ bị đóng).
Nhà giao dịch buộc phải lỗ, họ thậm chí không có cơ hội để chờ giá quay trở lại và có lãi.
Trong trường hợp này, nhà giao dịch mới chỉ đơn giản là đặt mình vào một vị trí mà xác suất thành công không ủng hộ họ. Giảm đòn bẩy có thể giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra những sự kiện như vậy trong tương lai.
4. Thiết lập kế hoạch giao dịch và nhật ký giao dịch
Về yếu tố cơ bản, lập kế hoạch cho các kịch bản khác nhau của tin tức quan trọng cũng có thể là một chiến lược cần lưu ý.
Sự khác biệt giữa những nhà giao dịch mới nhưng có sử dụng kế hoạch giao dịch với những người không sử dụng có thể rất đáng kể. Lập kế hoạch giao dịch là bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc trong giao dịch, nhưng tiếc là kế hoạch giao dịch sẽ không hoàn toàn loại bỏ được những tác động của những cảm xúc này. Viết nhật ký giao dịch cũng có thể hữu ích.
5. Thư giãn!
Nếu bạn thoải mái và thích phong cách giao dịch của mình, bạn sẽ sẵn sàng để phản ứng một cách lý trí trong mọi điều kiện thị trường.