Lần đầu tiên: Cựu Thống đốc PBoC lên tiếng lo ngại về nguy cơ giảm phát

Lần đầu tiên: Cựu Thống đốc PBoC lên tiếng lo ngại về nguy cơ giảm phát

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

10:19 06/09/2024

Cựu thống đốc PBoC, Dị Cương cho biết Trung Quốc nên tập trung vào việc chống lại tình trạng giảm phát. Đây được coi là một trong những quan điểm rõ ràng nhất, thừa nhận rằng giảm phát đang đe dọa triển vọng tăng trưởng của quốc gia.

Theo một cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng Hải vào thứ Sáu, ông Dị Cương cho rằng Trung Quốc nên tập trung vào chống lại áp lực giảm giá.

Để duy trì sự ổn định xã hội và thị trường, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra khuyến cáo đối với các nhà phân tích, hạn chế việc thảo luận công khai về thuật ngữ "giảm phát" và các đánh giá tiêu cực về tình hình kinh tế hiện tại. Điều này diễn ra khi đất nước đang phải đối mặt với chuỗi giảm giá tồi tệ nhất trong 14 năm qua, gây áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp và tiền lương.

Cựu Thống đốc nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần tập trung ngay lập tức vào việc hỗ trợ chỉ số giảm phát GDP tăng trưởng trở lại mức dương trong các quý tới. Ông cảnh báo rằng tình trạng giảm phát kéo dài là một hồi chuông báo động cho nền kinh tế.

Quan điểm của ông Dị Cương là một trong những thừa nhận rõ ràng về mối lo ngại giảm phát của Trung Quốc. Giảm phát có thể gây áp lực lên nền kinh tế khi giá cả giảm khiến người tiêu dùng trì hoãn mua sắm.

Cựu thống đốc BoC, cho biết sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn đang diễn ra nhưng tương đối chậm, ông phát biểu tại một buổi hội thảo cùng với các cựu thống đốc NHTW khác, như Haruhiko Kuroda - cựu Thống đốc BoJ, và Donald Kohn - Phó Chủ tịch Fed.

Ông cũng bày tỏ kỳ vọng rằng CPI của nước này sẽ trở về mức cân bằng 0% vào cuối năm nay. Tính đến tháng 7 chỉ số này đã giảm liên tiếp trong 22 tháng, cho thấy tình trạng giảm phát kéo dài trong thời gian qua.

Ông Dị Cương nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề nhu cầu nội địa yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư.

Ông bày tỏ đồng tình với nhiều nhà kinh tế về sự cần thiết của chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ linh hoạt là những công cụ thiết yêu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ông Dị Cương - một nhà kinh tế học, người gốc Bắc Kinh được đào tạo tại Mỹ đã kết thúc nhiệm kỳ làm lãnh đạo tại PBOC vào năm ngoái. Nhiệm kỳ của ông được ghi dấu bằng những chiến lược chính sách thận trọng, chú trọng vào việc thúc đẩy kích thích một cch vừa phải và hạn chế rủi ro tài chính trong nền kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ