Làn sóng chính trị 2024: Cuộc chiến tái đắc cử của Donald Trump có điều gì đáng chú ý?

Làn sóng chính trị 2024: Cuộc chiến tái đắc cử của Donald Trump có điều gì đáng chú ý?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:40 31/05/2024

Các nhà đầu tư nhìn chung có thể không cần quá quan tâm đến những sự kiện chính trị quốc gia và nên tập trung vào những vấn đề như lợi nhuận của doanh nghiệp hay những chi tiết nhỏ trong chính sách tiền tệ, những điều đó sẽ cho phép họ giữ "một cái đầu lạnh" trước những màn kịch phô trương và lời hứa viển vông thường thấy trong các cuộc bầu cử.

Các sự kiện chính trị thường ít ảnh hưởng lâu dài đến thị trường chứng khoán và trái phiếu. Chẳng hạn, cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Anh khó có thể tác động nghiêm trọng đến chứng khoán và trái phiếu của nước này. Ngay cả cuộc bỏ phiếu Nghị viện EU vào đầu tháng 6 cũng không được các nhà đầu tư quan tâm nhiều. Theo DWS, một công ty quản lý tài sản của Đức, tầm quan trọng của Nghị viện EU đối với các nhà đầu tư đã giảm sút đáng kể do bản chất "thiếu quyền lực" của Nghị viện. Đây có thể là nhận định phũ phàng nhưng thực tế.

Các chuyên gia chiến lược cũng khuyên nhà đầu tư không nên quá coi trọng chính trị Mỹ. Thực tế đã chứng minh quan điểm cho rằng chiến thắng của Donald Trump năm 2016 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán Mỹ đã hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 đến gần, tâm lý thị trường có thể sẽ thay đổi. Một phần là do những rủi ro tiềm ẩn của chính sách tài khóa Mỹ. Chi tiêu chính phủ quá mức có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của trái phiếu chính phủ Mỹ, nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu.

Mặc dù vậy, các chuyên gia có thể có những quan điểm khác nhau về mức độ rủi ro mà cuộc bầu cử có thể gây ra. Hiện tại, giá trái phiếu đang giao dịch ở mức thấp hơn một chút so với triển vọng lãi suất, nghĩa là một số rủi ro đã được tính toán.

Vấn đề có khả năng gây chia rẽ lớn và thường bị đánh giá thấp trên thị trường chính trị Mỹ là nhập cư. Đây là một vấn đề mới và hai ứng cử viên tranh chức Tổng thống năm nay đang có những hướng giải quyết khác nhau cho vấn đề này. Dòng người nhập cư khổng lồ đổ vào Mỹ - hơn 3 triệu người trong năm 2023 so với dự báo 1 triệu người trước đại dịch - là một bất ngờ đối với các nhà quản lý quỹ.

Thông thường, các nhà đầu tư coi nhập cư là một vấn đề gây tranh cãi, không mấy hay ho, phù hợp với chính trị nhưng không phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể về người nhập cư đã tác động đáng kể đến danh mục đầu tư. Nhập cư góp phần gia tăng quy mô nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy tiêu dùng. Mặt khác, nó cũng kiềm chế nhu cầu tăng lương, từ đó giúp giảm lạm phát và củng cố kỳ vọng lãi suất có thể sớm giảm xuống. Một số nhà phân tích cho rằng nhập cư đã giúp kiềm chế lạm phát cơ bản, thước đo lạm phát ưa thích của Fed tới mức một nửa điểm phần trăm.

Theo Greg Peters, đồng Giám đốc đầu tư tại PGIM Fixed Income nhận định "Nhập cư chính là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong năm ngoái. Nhờ việc gia tăng lực lượng lao động, áp lực lên thị trường lao động đã giảm bớt đáng kể, góp phần kiềm chế đà tăng của lạm phát. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự đặc biệt của nền kinh tế Mỹ."

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City cũng đưa ra nhận định tương tự trong tháng này. Theo họ, sự gia tăng đáng chú ý của dòng người nhập cư sau khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ vào năm 2022 và 2023 dường như đã giúp giảm bớt tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng trong một số ngành công nghiệp vốn lan rộng trong giai đoạn biến động của đại dịch.

Trong những tháng còn lại của năm, điều khó khăn nhất đối với các nhà đầu tư là dự đoán nước cờ tiếp theo của ông Trump. Trong chiến dịch tranh cử, cựu tổng thống này đã đề cập đến mong muốn trục xuất hàng loạt người nhập cư, những người mà ông cho là đang "đầu độc dòng máu" của nước Mỹ. Liệu ông ấy có nghiêm túc? Một số nhà phân tích chính trị lo ngại là có. Các nhóm doanh nghiệp đang bày tỏ lo ngại, cho rằng bất kỳ biện pháp trừng phạt nhập cư đáng kể nào cũng sẽ cắt giảm một nguồn nhân công giá rẻ quan trọng.

Vấn đề nhập cư không hề đơn giản. Tổng thống Joe Biden cũng đang phải chịu áp lực từ phe Dân chủ để giải quyết tình trạng di cư kỷ lục từ biên giới phía nam.

Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao diễn biến này. "Kịch bản thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề sẽ phụ thuộc vào chính trị", theo Michael Kelly, Giám đốc đầu tư đa tài sản tại PineBridge Investments cho biết. Hai trong số những chủ đề yêu thích của ông Trump - áp thuế trừng phạt nặng lên hàng nhập khẩu và cứng rắn về vấn đề biên giới - đều có thể là những nguồn khiến lạm phát tăng trở lại, điều này có thể đưa việc tăng lãi suất trở lại chương trình nghị sự.

Theo nhóm các nhà kinh tế học của Deutsche Bank, vấn đề này dự kiến sẽ được các ứng cử viên ưu tiên tranh luận khi bước vào giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Nói tóm lại, thông thường chính trị không ảnh hưởng đến thị trường nhưng nhiều khi chính trị lại là tác nhân chính ảnh hưởng đến thị trường. Trong những tháng tới, nhà đầu tư sẽ khó tránh khỏi việc phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu, trong đó có những lời tuyên bố của ông Donald Trump.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ