Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga là mối đe dọa với thị trường toàn cầu

Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga là mối đe dọa với thị trường toàn cầu

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:57 22/09/2023

Quyết định cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng của Nga có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu trước mùa đông, nhưng tác động đến mức độ nào còn phụ thuộc vào việc nó kéo dài bao lâu.

Theo dữ liệu từ Vortexa, Nga đã vận chuyển hơn một triệu thùng nhiên liệu diesel mỗi ngày trong năm nay, gần như trở thành nước xuất khẩu đường biển lớn nhất thế giới. Đó là một lượng cung khổng lồ mà thị trường có thể mất đi trong thời gian ngắn - gần đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của Đức.

Việc mất nguồn cung và bất kỳ đợt tăng giá nào sau đó sẽ không chỉ quan trọng đối với các trader về dầu mỏ và tài xế xe tải. Dầu diesel cũng được sử dụng trong tàu thủy và xe lửa cũng như trong các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và xây dựng. Tóm lại, nó cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Eugene Lindell, người đứng đầu bộ phận sản phẩm tinh chế tại công ty tư vấn FGE, cho biết: “Tất cả đều phụ thuộc vào thời gian. Các nhà máy lọc dầu của Nga có thể phải mất một tháng nữa mới phải đóng cửa do hạn chế về khả năng lưu trữ’’.

Dòng chảy dầu diesel của Nga

Nga cho biết họ đã ban hành lệnh cấm tạm thời để giảm giá nhiên liệu đang trên đà tăng trong nước, nhưng việc tiêu thụ tất cả lượng dầu đó trong nước cũng là một thách thức. Một số có thể được đưa vào kho và nhiều nhà máy lọc dầu đang tiến hành bảo trì cũng khiến tình hình trở nên dễ thở hơn.

Nhưng đến một lúc nào đó nước này sẽ phải tiếp tục xuất khẩu hoặc cắt giảm sản lượng lọc dầu. Và phương án thứ hai có nguy cơ gây thiếu xăng trong nước.

Ông Koen Wessels, nhà phân tích sản phẩm dầu mỏ của công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết: “Mặc dù lệnh cấm là vô thời hạn, nhưng chúng tôi không hy vọng nó sẽ kéo dài”.

Phản ứng của thị trường

Sự sụt giảm nguồn cung đã đẩy các chỉ số giá dầu diesel lên cao hơn, động thái này tương đối nhẹ nhàng trước một sự kiện lớn như vậy, cho thấy một số trader về diesel vẫn hoài nghi về tác động của nó.

Tại tây bắc châu Âu, chênh lệch giá dầu diesel với dầu thô đã tăng vọt trước lệnh cấm của Nga, tạm thời vượt 37 USD/thùng và đạt mức cao nhất trong 5 ngày.

Hợp đồng tương lai giao tháng 10 cũng tăng so với nhiên liệu giao vào tháng sau. Cấu trúc tăng giá, cũng được gọi là backwardation, đạt gần 36 USD/tấn, chỉ là mức cao nhất trong ba ngày.

Bức tranh toàn cảnh

Nguồn cung dầu diesel toàn cầu đã chịu áp lực nặng nề trước khi lệnh cấm xuất khẩu của Nga được công bố. Sản lượng của các nhà máy lọc dầu đã bị hạn chế do sự kết hợp giữa việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và nhu cầu đối với các loại xăng đã tinh chế khác. Các nhà máy ngừng hoạt động cũng không giúp được gì trong tình hình này.

Trước chiến tranh Ukraine, các thùng dầu diesel xuất khẩu bằng đường biển của Nga chủ yếu được vận chuyển sang các quốc gia châu Âu. Nhưng việc áp đặt lệnh cấm đã làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu – các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt. Điều này cũng xảy ra tương tự với Brazil, Ả Rập Saudi và Tunisia.

Điều đó không đồng nghĩa các quốc gia này sẽ phải chịu toàn bộ gánh nặng từ việc cắt giảm nguồn cung của Nga. Thị trường dầu diesel mang tính toàn cầu: Ví dụ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil thiếu hụt nguồn cung đột ngột, hàng hóa sẽ đến từ các nguồn cung cấp khác không phải Nga.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 21/9, mặc dù đây không phải là lệnh cấm ngay lập tức. Theo nghị định, những hàng hóa nhiên liệu đã được Russian Railways chấp nhận vận chuyển hoặc những hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn có thể được xuất khẩu.

Sắc lệnh cho biết có những miễn trừ đối với các nguồn cung cấp nhỏ, bao gồm việc giao hàng cho các đối tác liên minh thương mại từ một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng như các thỏa thuận liên chính phủ, viện trợ nhân đạo và quá cảnh.

Khi lệnh cấm cuối cùng được dỡ bỏ, cũng có nguy cơ nguồn cung của Nga sẽ phục hồi nhanh chóng, khi các nhà xuất khẩu cố gắng trút bỏ sản phẩm đã tích trữ.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ