Lịch sử hé lộ: Bầu cử Anh và những cú xoay bất ngờ trên sàn chứng khoán

Lịch sử hé lộ: Bầu cử Anh và những cú xoay bất ngờ trên sàn chứng khoán

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:05 27/05/2024

Vương quốc Anh chỉ còn chưa đầy sáu tuần nữa là đến cuộc Tổng tuyển cử, trong đó các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Lao động trung tả có thể trở lại nắm quyền sau 14 năm - và các nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tích cực với kết quả đó.

Chiến thắng của Đảng Lao động sẽ lật đổ Đảng Bảo thủ cánh hữu do Thủ tướng Rishi Sunak lãnh đạo, người đã công bố cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 4/7. Ngay cả khi Đảng Lao động không giành được đa số trong quốc hội, đảng này vẫn có thể tìm kiếm một đối tác liên minh với một đảng nhỏ hơn để thành lập chính phủ trừ khi Đảng Bảo thủ đạt được thành tích vượt trội bất ngờ.

Trong một ghi chú hôm thứ Tư phân tích diễn biến chứng khoán từ năm 1979 trở đi, Citi cho biết chứng khoán Anh trong lịch sử đã đi ngang trong sáu tháng sau cuộc bầu cử (nghiên cứu loại trừ trường hợp điều kiện tài chính không ổn định của vụ sụp đổ DotCom và cuộc khủng hoảng tài chính lớn) .

Theo Citi, chỉ số MSCI UK của các cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn đã tăng khoảng 6% sáu tháng sau chiến thắng của Đảng Lao động và giảm khoảng 5% sau chiến thắng của Đảng Bảo thủ.

FTSE 250 thiên về nội địa hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn FTSE 100 sau cuộc bầu cử, với thành tích vượt trội hơn sau chiến thắng của Đảng Lao động.

Cổ phiếu phòng thủ và cổ phiếu tài chính có xu hướng hoạt động tốt hơn sau các cuộc bầu cử, trong đó ngành năng lượng vẫn có diễn biến tốt bất kể đảng nào thắng cử, theo kết quả nghiên cứu của ngân hàng.

Theo Capital Economics, thị trường chứng khoán Anh đã 5 lần chao đảo dưới thời các chính phủ thuộc Đảng Lao động trước đây.

Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng thị trường John Higgins của một công ty tư vấn cho biết sẽ là không trung thực nếu quy những điều đó hoàn toàn là do đảng lãnh đạo. Thị trường biến động xảy ra trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930, những năm 1940 sau chiến tranh, hậu quả của cú sốc thị trường dầu mỏ vào đầu những năm 1970, vụ sụp đổ DotCom năm 2000 và trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính.

Higgins cũng nhận thấy rằng diễn biến của chứng khoán Anh nói chung là kém hiệu quả kể từ năm 2010 khi Đảng Bảo thủ nhậm chức.

Higgins nói thêm: “Cho dù quan điểm của bạn về lịch sử là gì, chúng tôi nghi ngờ việc Đảng Lao động trở lại nắm quyền sẽ là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư trong thời gian này”.

Cuộc chiến tài chính

Ban lãnh đạo Đảng Lao động, đặc biệt là Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves và lãnh đạo đảng Keir Starmer đã nhiều lần nhấn mạnh trong năm qua rằng họ sẽ tập trung vào kỷ luật tài chính và tìm cách giảm nợ quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội.

Reeves từng là một cựu nhân viên ngân hàng, bà đã tìm cách thu hút các lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức tài chính, gặp gỡ các giám đốc điều hành và tham dự các sự kiện như Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.

Giám đốc điều hành Barclays C.S. Venkatakrishnan đã tuyên bố với CNBC vào tháng 1 rằng rủi ro chính trị ở Anh ít hơn nhiều so với trước đây và sự khác biệt về chính sách kinh tế giữa các đảng không nhiều.

Trong khi đó, phe đảng Cộng hoà dự kiến sẽ tập trung cáo buộc phe Bảo thủ trong chiến dịch tranh cử sắp tới về việc đẩy cao nợ công và làm suy giảm uy tín của nền kinh tế Anh trong giai đoạn khủng hoảng ngân sách mini dưới thời người tiền nhiệm Liz Truss của Thủ tướng Rishi Sunak.

Ngược lại, trong bài phát biểu tuần trước, Sunak tuyên bố lạm phát đã quay trở lại mức bình thường, nền kinh tế đang tăng trưởng và tiền lương tăng bền vững.

Triển vọng đồng bảng Anh

John Higgins từ Capital Economics nhận định trong 100 năm qua, các chính phủ Công đảng Lao động thường đi kèm với 5 lần đồng Bảng Anh mất giá. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các yếu tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng hơn.

Cụ thể, 3 lần mất giá trước đây (từ những năm 1930 đến 1970) là do sự không bền vững của chế độ tỷ giá hối đoái cố định, 1 lần khác trùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lần mất giá thứ 5 xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ năm 1976.

Do sự thiếu khác biệt về chính sách tài chính giữa các đảng, các chuyên gia phân tích dự đoán triển vọng của đồng Bảng Anh và trái phiếu chính phủ Anh sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chính sách lãi suất của BoE.

Theo Joe Tuckey, Giám đốc phân tích ngoại hối tại Argentex Group, thị trường ngoại hối thường biến động mạnh nhất khi có nhiều bất ổn xoay quanh các cuộc bầu cử. Trường hợp này thì khác, dựa vào kinh nghiệm lịch sử, giá đồng bảng Anh có thể sẽ tăng nhẹ trong vài tuần tới, nhưng gần như không phản ứng gì với kết quả bầu cử.

Ông Tuckey dẫn chứng: "Đây cũng là tình hình trước thềm chiến thắng của Công đảng Lao động Mới năm 1997, khi đồng bảng Anh chỉ tăng 2.5% trong vài tuần trước ngày bỏ phiếu. Tương tự, đồng bảng Anh lần này có thể sẽ tập trung trở lại vào vấn đề lạm phát và chính sách lãi suất của BoE, những yếu tố có ảnh hưởng lớn hơn đến biến động giá so với kết quả bầu cử."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ