Liên kết chính sách: Động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của châu Âu

Liên kết chính sách: Động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của châu Âu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:11 09/09/2024

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 và ban lãnh đạo EU mới với bà Ursula von der Leyen tái đắc cử chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã đến lúc tập trung vào việc triển khai kế hoạch hành động, bắt đầu từ kinh tế.

Trong 5 năm tới, EU cần tập trung vào việc cải thiện hiệu suất kinh tế để duy trì mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết vào công nghệ, khí hậu, an ninh và quốc phòng. EU cũng phải trở thành một đối tác có tiếng nói mạnh mẽ trên trường quốc tế, điều này đòi hỏi mức tăng trưởng phải từ 1.7% lên 2.5%.

Khoảng 50% vấn đề tăng trưởng chậm này là do tình trạng dân số già hóa. Với dân số già đi, EU cần một chính sách nhập cư hợp lý. Mỗi quốc gia thành viên EU hiện đang cần lao động nhập cư để giải quyết thiếu hụt lao động. Ngay cả những quốc gia phản đối tình trạng nhập cư ồ ạt như Ý hay Đan Mạch cũng phải phụ thuộc vào lao động nhập cư vì nhu cầu của nền kinh tế. Đã đến lúc cần xem xét nghiêm túc vai trò của nhập cư trong việc thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường chung.

Và 50% còn lại là do sự phân mảnh trong nội bộ EU. Báo cáo của cựu Thủ tướng Ý Enrico Letta chỉ ra rằng sự phân mảnh của thị trường năng lượng, công nghệ, và vốn trong EU đang gây ra những tổn thất mang tính hệ thống cho nền kinh tế. Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cũng nhấn mạnh sự cần thiết cửa việc hội nhập sâu rộng hơn để nâng cao sức cạnh tranh.

Ngoài ra, còn có hai vấn đề khác về sự phân mảnh ít được chú ý. Thứ nhất là cách chính sách được xây dựng. Dù EU đã có sự hợp tác, nhưng chính sách vẫn được phát triển một cách rời rạc. Thứ hai là tổ chức bên trong của ủy ban EU, nơi mỗi quốc gia đều có một ủy viên đại diện, dẫn đến việc có quá nhiều danh mục và các sáng kiến lập pháp, gây thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Ví dụ, Thỏa thuận Xanh của EU (Green Deal) có quá nhiều quy định từ các phòng ban khác nhau của uỷ ban, dẫn đến các thủ tục, quy trình phê duyệt và hệ thống nhập dữ liệu riêng biệt nhưng lại chồng chéo nhau, làm tăng chi phí và khó thực thi. Hoặc dự án "Cổng thông tin Toàn cầu" của EU, tương tự như sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, nhằm đầu tư ra thế giới và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế của các đối tác EU. Sáng kiến ​​này cũng nhằm mục đích đào sâu thị trường cho các công ty EU và đảm bảo quyền tiếp cận nguyên liệu thô. Đây là một sáng kiến hay, nhưng thiếu chiều sâu tài chính và sẽ không thành công nếu không kết hợp với các tiêu chuẩn thương mại chung.

Tin tốt là vẫn có giải pháp. Von der Leyen đã bổ nhiệm các phó chủ tịch để thúc đẩy sự hợp tác giữa các lĩnh vực chính sách. Mặc dù kết quả còn hạn chế, nhưng giờ đây bà có thể tập trung hơn vào mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh cho EU.

Ngoài ra, bà cũng có thể trao quyền nhiều hơn cho tổng thư ký của ủy ban để xây dựng sự gắn kết nội bộ chặt chẽ hơn. Đại diện cấp cao Kaja Kallas cũng cần phải đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của EU, tránh các sai lầm như luật chống phá rừng vào năm ngoái - đã gây phản ứng tiêu cực ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng đến các quan hệ đối tác quốc tế "xanh" của khối.

Với việc công bố ban lãnh đạo mới, von der Leyen có thể định hình tương lai cho 5 năm tới và khẳng định rằng mục tiêu của EU là củng cố nền kinh tế.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ