Liệu chỉ số CPI Hoa Kỳ đã đủ để "làm nóng" thị trường ngoại hối?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ vào thứ Năm đã thể hiện rằng môi trường biến động thấp vẫn không có gì thay đổi. Biến động tỷ giá vẫn sẽ mờ nhạt trong tháng tới do thiếu vắng chất xúc tiềm năng khiến các đồng tiền khó bùng nổ.
Mặc dù lạm phát của Mỹ trong tháng 5 cao hơn kỳ vọng và tăng lên 5% so với cùng kỳ - mức cao nhất kể từ năm 2008, chỉ số biến động tỷ giá toàn cầu của JP Morgan vẫn giảm xuống 6.54 - mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2020. Biến động tỷ giá thậm chí có thể giảm xuống thấp hơn do hiện nó vẫn cao hơn mức đáy của tháng 1 năm 2020 là 5.16.
Thị trường ngoại hối cần một vài hành động thắt chặt từ ECB hoặc Fed để bắt đầu nóng lên. Tuy nhiên, điều đó dường như không nằm trong mục tiêu trước mắt của ECB hoặc Fed. Thay vào đó, ngân hàng trung ương châu Âu lại tỏ ra khá thoải mái tốc độ QE hiện tại và Fed có khả năng cũng sẽ có động thái tương tự vào tuần sau.
Ngay cả dữ liệu lạm phát của Na Uy vào ngày 10 tháng 6 cũng không giúp được gì. Ngân hàng Norges - một trong những NHTW thể hiện quan điểm "hawkish" - sẽ có cuộc thảo luận về việc dừng bất kỳ đợt tăng lãi suất tiềm năng nào do chỉ số CPI lõi hàng tháng đã đạt âm trong tháng 5.
David Finnerty, Bloomberg