Liệu có quá sớm để chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát?

Liệu có quá sớm để chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:02 26/08/2024

Đối với các nhà kinh tế và nhà đầu tư quen với việc nhìn chằm chằm vào biểu đồ, những đỉnh núi gồ ghề của dãy núi Teton có nhiều điểm tương đồng với các đường xu hướng tài chính. Chúng cũng tạo thành bối cảnh cho một trong những bài phát biểu được mong đợi nhất trong năm: những suy ngẫm của chủ tịch Fed tại Jackson Hole nằm ở thung lũng bên dưới dãy núi Teton. Vào ngày 23 tháng 8, Jerome Powell đã không làm mọi người thất vọng. Ông đã phát biểu rõ ràng rằng Fed hiện đã sẵn sàng để bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Bài phát biểu của ông Powell gần như là tuyên bố chiến thắng trước lạm phát sau đại dịch Covid-19, ngay cả khi ông không nói ra điều này một cách thẳng thừng. Ông cho biết: “Lạm phát có vẻ ngày càng tiến bền vững tới mục tiêu 2% của chúng tôi”. Nhưng việc ổn định lạm phát - được Fed định nghĩa là khi giữ được con số này ở mức 2% - chỉ là một trong 2 nhiệm vụ của họ. Nhiệm vụ còn lại là giảm tỷ lệ thất nghiệp và đây là trọng tâm của những lo lắng từ Fed. Ông Powell cho biết: “Những rủi ro đối với lạm phát đã giảm bớt. Nhưng những rủi ro đối với thị trường việc làm đang tăng lên”.

Đối với một NHTW quan tâm nhiều hơn đến triển vọng của thị trường việc làm hơn là lạm phát, lựa chọn giải pháp khá dễ dàng: bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Ông Powell cho rằng lộ trình đã rõ ràng, điều chưa sáng tỏ là tốc độ trên con đường này. Do quá trình thắt chặt mạnh mẽ trong hai năm qua, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm từ mức lãi suất tương đối cao, ít nhất là so với lịch sử gần đây, trong khoảng từ 5.25% đến 5.5%.

Thị trường trái phiếu định giá Fed sẽ thực hiện một đợt cắt giảm nhỏ 25 bps tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9, sau đó là khoảng 200 bps nữa trong năm tới. Không có gì trong những điều này là chắc chắn. Một số người cho rằng giọng điệu dovish của ông Powell mở ra cánh cửa cho một đợt cắt giảm 50 bps vào tháng tới. Ông Powell, như thường lệ, muốn giữ vững sự linh hoạt của Fed, nói rằng hành động của Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và sự cân bằng rủi ro.

Câu hỏi quan trọng là ông Powell thực sự lo lắng như thế nào về thị trường lao động. Việc cố gắng hiểu rõ về tình hình việc làm đã trở nên khó khăn do sự kết hợp giữa tình trạng nhập cư cao làm tăng lực lượng lao động tiềm năng và quá trình bình thường hóa dần dần của nền kinh tế sau đại dịch. Bình luận của ông Powell phản ánh một phần sự nhầm lẫn này. Ông lưu ý rằng thị trường lao động đã hạ nhiệt đáng kể, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.3%, tăng 1 điểm phần trăm so với mức đáy vào đầu năm 2023. Ông nhận xét: "Chúng tôi không hoan nghênh việc thị trường lao động hạ nhiệt hơn nữa”. Đồng thời, ông cho biết sự gia tăng này không đến từ hành động sa thải của các công ty mà là do nguồn cung lao động ngày càng tăng. Nói cách khác, ông Powel dường như không coi suy thoái là mối đe dọa sắp xảy ra.

Ông Powell cũng dùng bài phát biểu của mình như một lời phản bác một phần đối với những người chỉ trích Fed vì quá chậm trong việc tăng lãi suất vào năm 2022. Ông nhắc nhở các quan chức NHTW và các nhà kinh tế lỗi lạc trên khắp thế giới về tình hình kinh tế bất ổn trong suốt đại dịch và hầu hết họ đều cho rằng lạm phát tăng vọt chỉ là tạm thời và sẽ dần dần hạ nhiệt.

Vào buổi sáng trước khi ông Powell đưa ra phát biểu, dãy núi Tetons bị bao phủ trong khói từ một vụ cháy rừng dữ dội. Đến cuối bài phát biểu của ông, phần lớn khói đã tan - một ẩn dụ đầy hy vọng về việc Fed sẽ dập tắt được “tàn lửa” của lạm phát. Nhưng thực tế, làn khói tan chỉ phản ánh sự thay đổi hướng gió, một lời nhắc nhở rằng, chừng nào thị trường lao động còn suy yếu thì vẫn còn quá sớm để ông Powell có thể tuyên bố chiến thắng.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo thị trường năng lượng: Song hành chiến sự và thương chiến
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Song hành chiến sự và thương chiến

Thị trường trải qua những biến động mạnh trong tuần lễ Tạ ơn - vốn đã có xu hướng biến động cao - do tác động kép từ các cuộc chiến tranh thương mại và xung đột quân sự. Tuyên bố của Tổng thống Trump về kế hoạch áp thuế quy mô lớn đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã tạo ra làn sóng hoảng loạn nhất thời trên thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử sau thỏa thuận ngừng bắn tại Israel
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử sau thỏa thuận ngừng bắn tại Israel

Thị trường tài chính Mỹ vừa chứng kiến một chuỗi thành tích ấn tượng khi các chỉ số chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới bất chấp kế hoạch tăng thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Làn sóng lạc quan còn được thổi bùng khi căng thẳng tại Trung Đông hạ nhiệt sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah.
Thị trường gỗ xẻ Mỹ dậy sóng sau tuyên bố áp thuế mới của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường gỗ xẻ Mỹ dậy sóng sau tuyên bố áp thuế mới của Trump

Thị trường gỗ xẻ Hoa Kỳ đang chứng kiến một đợt tăng giá đáng kể trong những tháng qua do sản lượng từ Canada suy giảm. Tình hình này có thể trở nên căng thẳng hơn sau tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc áp đặt thuế quan mới đối với hàng hóa từ quốc gia láng giềng phía Bắc.
Santiment: Altcoin vẫn "hot" bất chấp sự điều chỉnh của Bitcoin
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Santiment: Altcoin vẫn "hot" bất chấp sự điều chỉnh của Bitcoin

Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích Santiment, SAND, XLM và Ether đang dẫn đầu các chủ đề thảo luận giữa các trader hiện nay. Trong khi, Bitcoin đã giảm từ mức đỉnh thời đại, các trader vẫn đang chú ý đến nhiều altcoin, theo công cụ theo dõi tâm lý xã hội của Santiment.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ