Liệu đà tăng của thị trường có thực sự là dấu hiệu tích cực?
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Dữ liệu PMI không chỉ đáng lo ngại ở Mỹ mà còn trên khắp Châu Á, Châu Âu và Anh, ngay lập tức cho thấy sự bất ổn của thị trường, khiến lợi suất tăng mạnh
Tâm lý thị trường hiện nay hoàn toàn trái ngược với tháng trước: vào thời điểm đó, việc định giá lãi suất đặt ra câu hỏi: “Biểu đồ dot plot đang là bao nhiêu? Liệu lãi suất dài hạn sẽ là 5.25%?” Vì, khoảng một tháng trước, thị trường nhận định mức đỉnh lãi suất sẽ dao động quanh 5%. Bây giờ, họ định giá là 5.50%. Và nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thì có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi thị trường bắt đầu lo sợ về mức 6%.
Như đã lưu ý vào đầu tháng này, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái và nếu bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, thì thị trường đang rất mơ hồ về mức lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, sự không chắc chắn này có khả năng gây ra tác động tiêu cực do nhiều nền kinh tế đang thắt chặt nguồn cung lao động và người tiêu dùng vẫn đang tận dụng các khoản tiết kiệm để đối phó với lạm phát. Trong một kịch bản như vậy, lãi suất có thể tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Mới sáng nay, quyết định lãi suất từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã củng cố quan điểm này. RBNZ đã tăng lãi suất tổng cộng 400 điểm cơ bản trong chu kỳ này trước khi đưa ra động thái 50 điểm cơ bản vào hôm nay. Tuy nhiên, tất cả bằng chứng tính đến nay đều cho thấy rằng tiến độ của cuộc chiến lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới dường như không quá khác nhau.
Nếu tháng Một là thời kỳ phục hồi và tâm lý thị trường được cải thiện, thì bây giờ chúng ta đã biết điều này thực sự rất bất thường.
Bloomberg