Liệu kích thích kinh tế của Trung Quốc có tạo ra cú hích mạnh mẽ cho thị trường?

Liệu kích thích kinh tế của Trung Quốc có tạo ra cú hích mạnh mẽ cho thị trường?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

07:47 25/09/2024

Trung Quốc đã công bố các biện pháp kích thích để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô của động thái này không lớn - đây không phải là một cuộc khủng hoảng mà là một nỗ lực để ngăn chặn sự trượt dốc của nền kinh tế

Trung Quốc đã công bố các biện pháp kích thích để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô của động thái này không lớn - đây không phải là một cuộc khủng hoảng mà là một nỗ lực để ngăn chặn sự trượt dốc của nền kinh tế. PBOC đã công bố cắt giảm ;ãi suất 20 bps và cắt giảm 0.25-0.50 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, "giải phóng" 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (142 tỷ USD) và giảm bớt gánh nặng thanh toán thế chấp.

Cặp tỷ giá USDCNH trong tháng

Thị trường tài chính hoan nghênh động thái này. Chỉ số Hang Seng tăng 4% vào thứ 3, đưa đợt tăng giá từ mức đáy trong tháng 9 lên 13%. Tuy nhiên, không giống như S&P 500, đã tăng vọt lên mức đỉnh mọi thời đại, đây chỉ là mức cao nhất trong bốn tháng và thấp hơn khoảng 42% so với mức đỉnh năm 2018. Chỉ số blue-chip của Trung Quốc cũng cách mức đỉnh một khoảng tương đồng, làm nổi bật tác động của chiến tranh thương mại đối với thị trường tài chính của nước này.

Trái ngược với đó là trái phiếu, khi lãi suất thấp và lạm phát thấp dai dẳng đã dẫn đến lợi suất TPCP thấp kỷ lục, nghĩa là giá đã tăng.

USDCNH đã giảm 3.7% trong ba tháng qua, không nhiều theo tiêu chuẩn ngoại hối nhưng lại khá ấn tượng đối với cặp tỷ giá này. USDCNH đã giảm xuống mức 7.03, mức đáy kể từ tháng 5 năm 2023 và đã đảo ngược khỏi mức cao dài hạn là 7.30.

Việc đồng Nhân dân tệ mạnh lên là một phản ứng thú vị, cho thấy dòng vốn chảy vào từ các thị trường toàn cầu. Điều này sẽ không làm tăng khả năng cạnh tranh, nhưng có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua đầu tư.

Chúng tôi cho rằng, bất chấp việc cắt giảm lãi suất, đồng Nhân dân tệ có thể mạnh lên hơn nữa, và có khả năng hướng tới mức hỗ trợ theo chu kỳ quanh 6.50.

Các biện pháp kích thích được công bố có thể đưa một số vốn trở lại thị trường Trung Quốc, đặc biệt là nếu Bộ Chính trị nắm bắt cơ hội hỗ trợ nền kinh tế và ngành xây dựng đang gặp khó khăn.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Mỹ: Khi "đón gió" Fed trở thành trò chơi sinh tồn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Khi "đón gió" Fed trở thành trò chơi sinh tồn

Toàn bộ hệ thống kinh tế hiện đang phụ thuộc vào đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư đang chạy đua trước các động thái của Fed. Điều đáng ngạc nhiên là cơ chế này không chỉ được coi là bình thường, mà còn được xem là tối ưu - một hệ thống hoàn hảo chưa từng có. Liệu có góc nhìn nào cho phép đánh giá cơ chế này là hợp lý, chứ chưa nói đến tối ưu?
Trung Quốc và "nước cờ" tiền tệ táo bạo: Liệu có đủ để xoay chuyển tình thế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc và "nước cờ" tiền tệ táo bạo: Liệu có đủ để xoay chuyển tình thế?

Sau một thời gian dài là tâm điểm của những đồn đoán sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội, một vườn thú tại Trung Quốc cuối cùng đã phải thừa nhận một sự thật gây sốc: những con "gấu trúc" của họ thực chất chỉ là những chú chó được tô vẽ khéo léo. Điều này gợi nhớ đến cách mà chính phủ Trung Quốc dường như đang dần thừa nhận rằng tình hình kinh tế đất nước đang ở trong tình trạng bấp bênh hơn những gì họ từng hy vọng.
Trung Quốc tung đòn mạnh, nhưng liệu có đủ để cứu nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc tung đòn mạnh, nhưng liệu có đủ để cứu nền kinh tế?

Vào ngày hôm qua, một cuộc họp báo khẩn cấp với sự tham gia của nhiều quan chức kinh tế Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp kích thích nhằm phục hồi niềm tin vào nền kinh tế đang suy giảm của nước này. Gói giải pháp bao gồm cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, hỗ trợ tài chính cho thị trường chứng khoán và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản. Đây được xem là gói kích thích kinh tế quyết liệt nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ đại dịch Covid.
Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, áp lực tăng thuế và cải cách chi tiêu công trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm. Với thời gian hạn hẹp, Barnier phải cân bằng giữa yêu cầu đóng góp từ các tập đoàn lớn và cải thiện hiệu quả tài chính của đất nước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ