Liệu rằng Eurozone có gặp trở ngại trong việc hạ lãi suất như Fed?

Liệu rằng Eurozone có gặp trở ngại trong việc hạ lãi suất như Fed?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

13:18 05/06/2024

Lạm phát tại khu vực Eurozone vẫn còn dai dẳng, đặt lên bàn cân so sánh thì khá giống với Mỹ - điều này làm dấy lên lo ngại rằng ECB có thể đối mặt với những trở ngại tương tự trong việc hạ lãi suất như Fed.

Mặc dù đã có những khác biệt rõ ràng trong các nhân tố thúc đẩy tăng giá ở hai bên Đại Tây Dương - một điểm mà các quan chức ECB liên tục nhấn mạnh - nhưng một số nhà kinh tế nhận thấy những điểm tương đồng quan trọng và cảnh báo không nên đánh giá thấp rủi ro của nguy cơ áp lực lạm phát dai dẳng hơn.

Động thái cắt giảm lãi suất tiền gửi từ mức kỷ lục 4% vào thứ Năm tới không còn là vấn đề để bàn cãi. Điều nguy hiểm chính là lạm phát dai dẳng như ở Mỹ khiến những động thái tiếp theo khó có thể diễn ra nhanh chóng. Fed đã phải tính toán lại việc nới lỏng chính sách tiền tệ sau khi mức tăng giá vượt quá dự báo, mặc dù các nhà giao dịch vẫn kỳ vọng vào một đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Lạm phát Mỹ vượt trước Châu Âu 4 tháng

Ông Carsten Brzeski, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại ING nhận định: "Khó khăn với lạm phát dai dẳng của Mỹ cuối cùng có thể tràn sang bờ biển châu Âu. ECB nên cảnh giác và không hoàn toàn loại bỏ rủi ro lạm phát trở lại như đã chứng kiến ở Mỹ."

Mức lạm phát trong tháng 5 tại khu vực Eurozone là một dấu hiệu cảnh báo mới nhất cho ECB, tăng nhanh hơn dự kiến lên 2.6% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lo ngại hơn với các quan chức là sự tăng vọt của giá dịch vụ và sự gia tăng bất ngờ của lạm phát cơ bản.

''Bước lùi'' này đến sau khi lạm phát giảm mạnh và sẽ không gây bất ngờ hoàn toàn cho các nhà hoạch định chính sách tại ECB, những người đang hướng tới mục tiêu lạm phát 2%. Thực trạng này cũng phản ánh giống Mỹ, với khoảng một phần ba các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg cho rằng xu hướng lạm phát tại Mỹ còn dẫn trước so với châu Âu.

Không ai phủ nhận rằng các nhân tố chính thúc đẩy đợt lạm phát ban đầu khác nhau giữa hai khu vực - gói kích thích tài chính khổng lồ ở Mỹ so với cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sau khi Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, điều thúc đẩy giá cả châu Âu từ đây có thể không khác biệt lắm so với nguyên nhân khiến lạm phát dai dẳng ở Mỹ.

Andrzej Szczepaniak, nhà kinh tế tại Nomura đề cập đến việc GDP tăng mạnh hơn dự kiến và triển vọng phục hồi nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục đang đẩy mức lương tăng cao rõ rệt. Nhu cầu lớn cũng cho phép các doanh nghiệp kết chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng.

Tiền lương khu vực Eurozone tiếp tục đà tăng trong Quý I

Konstantin Veit, một quản lý danh mục tại Pimco, mô tả lạm phát trên toàn cầu là "có mối tương quan cao. Vì vậy, nếu Mỹ gặp vấn đề lớn hơn, thì khó để khu vực Eurozone không gặp phải ít nhất một vấn đề nhỏ".

Ông nhấn mạnh đến một bài phát biểu năm 2022 của Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng Điều hành ECB, trong đó bà thảo luận về "bằng chứng cụ thể" về sự "toàn cầu hóa" của lạm phát. Tổng thống Bundesbank Joachim Nagel đã nói với Bloomberg hồi tháng 4 rằng giá tiêu dùng dai dẳng ở Mỹ "dạy cho chúng ta rằng chúng ta nên đối mặt với vấn đề lạm phát một cách từ từ và chắc chắn".

Chủ tịch ECB Christine Lagarde và những người khác đã đánh giá mối liên hệ giữa tình hình kinh tế Mỹ và châu Âu. "Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể rút ra kết luận dựa trên giả định rằng hai đợt lạm phát giống nhau", bà nói sau cuộc họp chính sách tháng 4. "Hai nền kinh tế vốn dĩ không giống nhau". Nhiều nhà phân tích vẫn đồng ý với đánh giá đó.

Ông Holger Schmieding, Trưởng kinh tế tại Ngân hàng Berenberg nhận định: "Nguyên nhân của lạm phát Mỹ vẫn chưa được giải quyết. Nhu cầu trong nước cuối cùng vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, tại khu vực Eurozone, cú sốc từ Tổng thống Putin đã phần lớn được vượt qua. Ở đây, nền kinh tế lại đang suy yếu dần. Đây là lý do rõ ràng hơn để giảm lãi suất càng sớm càng tốt".

Katharine Neiss, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại PGIM Fixed Income, nhìn nhận bức tranh lạm phát tại châu Âu "tương đối rõ ràng hơn" so với ở Mỹ. "Đặc biệt là tỷ lệ lạm phát tháng gần đây ở khu vực Eurozone đã đạt mục tiêu 2%, không giống như ở Mỹ, nơi lạm phát vẫn đang nóng hơn bao giờ hết."

Tuy nhiên, thực tế là lạm phát khu vực Eurozone dường như ngang bằng với lạm phát ở Mỹ, với chênh lệch chỉ trong vài tháng là quá nhiều để một số người không thể bỏ qua. Ông Brzeski từ ING cho rằng có nguy cơ cao tương tự này sẽ tiếp diễn.

Ông nói:“Thị trường việc làm là lời giải thích tốt nhất cho những điều đó, và tất nhiên là cả giá năng lượng. Trong cả hai trường hợp, mức lạm phát ở Mỹ và khu vực eurozone đều khác nhau, nhưng về mặt xu hướng thì không.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ