Liệu thất bại của Trump có thể ổn định nền chính trị Hoa Kỳ trong một thế hệ?

Liệu thất bại của Trump có thể ổn định nền chính trị Hoa Kỳ trong một thế hệ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

06:39 04/09/2024

Không phải cuộc bầu cử tổng thống nào của Mỹ cũng quan trọng. Nếu Bill Clinton thua Bob Dole năm 1996, hoặc George W. Bush thua John Kerry vào đầu thiên niên kỷ, thế giới có lẽ cũng không khác nhiều. Vì vậy, ngày 5/11/2024 được cho là một thời điểm quan trọng trong lịch sử, đừng nghĩ rằng "nhà báo luôn nói vậy".

Tại sao cuộc bầu cử này lại đặc biệt quan trọng? Nếu Donald Trump thua, có một cơ hội bị đánh giá thấp rằng nước Mỹ và nền chính trị nước này sẽ ổn định trong một thế hệ. “Ổn định” không có nghĩa là trở nên lý tưởng, mà chỉ là sự phân cực sẽ vẫn tồn tại. Nhưng nhận định rằng "Chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại lâu hơn Trump" - ông chỉ đại diện của các lực lượng xã hội có tính sâu sắc hơn, có thể khuấy đảo nước cộng hòa trong nhiều thập kỷ - đang lung lay hơn so với 4 năm trước.

Bài học của năm 2024 cho thấy chủ nghĩa dân túy của Mỹ sẽ cho thấy việc thay thế Trump là rất khó. Ron DeSantis, người kết hợp quan điểm của Trump với khả năng điều hành, đã rút khỏi các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa vì đã làm không tốt đến mức không thể trình bày lập trường của mình cho năm 2028. JD Vance sau đó trở thành người thừa kế phong trào Maga vào tháng Bảy, nhưng kể từ đó không có gì cho thấy ông có đủ năng lực. Vivek Ramaswamy có thể cũng đang nghĩ rằng đỉnh cao sự nghiệp của mình đã qua.

Những người khác như Tucker Carlson trong tương lai cũng sẽ gặp vấn đề tương tự: Trump có "siêu năng lực" chính trị gần như chỉ riêng ông có. Điều dễ nhận thấy nhất là sức hút cá nhân. Ở bất kỳ quốc gia nào, một thế hệ có thể chỉ có một hoặc hai chính trị gia có sức hút như vậy. Ngoài ra, còn có một yếu tố gọi là "chi phí chìm cảm xúc", khi những người đã ủng hộ Trump từ năm 2016 sẽ cảm thấy thất bại nếu từ bỏ ông. Một lãnh đạo mới, dù có trung thành với Trump đến đâu, cũng không thể kế thừa sự ủng hộ đó.

Lợi thế cuối cùng và nghịch lý nhất của Trump là sự "bất tài" của ông. Một số đảng viên Cộng hòa cho rằng Trump quá nhàn rỗi và "nổi loạn" đến nỗi mà có thể gây ra tổn hại không thể khắc phục được, và cho đến ngày 6 tháng 1 năm 2021, điều đó đã phần nào đúng. Một chính trị gia có quan điểm giống Trump nhưng lại quản lý tốt sẽ vừa thu hút sự ủng hộ vừa khiến người khác lo sợ.

Điểm chung ở đây là sự gần như không liên quan của các ý tưởng. Điều gây sốc về Trump không phải là việc ông có thể "bắn ai đó" trên phố mà không mất đi người ủng hộ. Nhiều kẻ mị dân trong quá khứ cũng có thể tuyên bố tương tự. Nếu Trump đại diện cho điều gì mới lạ, đó là ông có thể thay đổi quan điểm về hầu hết các vấn đề mà không mất sự ủng hộ. Các chế độ độc tài trong thập niên 1930, vốn thường bị sử dụng sai khi phân tích Trump, dựa trên những lý tưởng như chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ,.... "Hiện tượng" Trump ít mang tính học thuyết hơn và do đó khó chuyển giao cho một lãnh đạo khác.

Khi đưa ra ý tưởng rằng nước Mỹ có thể ổn định sau thời kỳ Trump, nhiều người có thể cho rằng đó là quan điểm thiếu trí tuệ. Giới tinh hoa phương Tây không phải là Marxist (mong muốn chấm dứt chủ nghĩa tư bản), nhưng họ có khuynh hướng Marxian, cho rằng các yếu tố lớn hơn là điều quyết định mọi thứ.

Việc Trump lên nắm quyền là thành tựu cá nhân hay là kết quả của những yếu tố lịch sử như phi công nghiệp hóa, biên giới dễ bị xâm phạm và những yếu tố khác khiến cử tri phản kháng? Câu trả lời là "cả hai". Cần một cá nhân phi thường để tận dụng những xu hướng đó. Sự bùng phát của chủ nghĩa dân túy ở các nền dân chủ khác cho thấy có điều gì đó sâu sắc hơn đang diễn ra. Tuy nhiên, trong một hệ thống tổng thống, cá nhân đóng vai trò quyết định, và hiện tại các nhà dân túy ở Mỹ chưa có ai có khả năng thay thế Trump.

Nhiều người "ghét" Trump vẫn không muốn bỏ phiếu cho Kamala Harris. Thay vì cố gắng thuyết phục họ về bà ấy, đảng Dân chủ nên tập trung vào điều quan trọng hơn: không chỉ 4 năm tạm ổn cho nền cộng hòa, mà có thể là một sự ổn định lâu dài hơn. Có thể một Trump khác sẽ xuất hiện, nhưng cử tri có thể buộc lịch sử phải tìm một người khác.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?

Cuộc bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc đua giữa hai đảng mà còn là cuộc đối đầu giữa các giá trị của dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Trump, liệu nền kinh tế sẽ hướng tới sự bền vững và minh bạch, hay tập trung quyền lực và lợi ích cá nhân?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ