Liệu thị trường sẽ nhớ tới Donald Trump?
Thế giới có lẽ sẽ rất khác nếu Joe Biden đắc cử vị trí tổng thống Mỹ vào tháng 11 này
Các nhà đầu tư khắp thế giới đã quá quen với việc ông Donald Trump hay đăng lên Tweeter những nội dung đầy tính khiêu khích nhưng cũng chứa đựng sự quan tâm rõ rệt đối với sức mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Dù người ta không thích cách ông ấy giải quyết các vấn đề chính trị quốc tế và nhiều khi băn khoăn về chính sách thuế quan, chiến tranh thương mại hay một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc, họ vẫn thích việc ông cắt giảm thuế, mạnh tay thúc đẩy các vấn đề liên quan đến việc làm hay tăng trưởng kinh tế.
Cách ông Trump xử lý đại dịch Covid-19, cho dù có bị chỉ trích, nhưng vẫn có những người ủng hộ ông trong cộng đồng đầu tư, họ ủng hộ mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp được hoạt động của Trump. Và bất chấp các cảnh báo cũng như những dòng tít gây sốc trên mặt báo, các chỉ số chứng khoán của Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới cả giai đoạn trước khi nước Mỹ bị Covid 19 tấn công, và cả hiện nay, trong giai đoạn thị trường đang phục hồi. Quỹ FT Fund của chúng tôi tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đa phần nhờ khoản đầu tư lớn vào các chỉ số chứng khoán của Mỹ, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu công nghệ Nasdaq.
Joe Biden đang nắm nhiều lợi thế trong cuộc đua. Không phải chỉ vì ông dẫn trước 8% trong các cuộc thăm dò quốc gia, mà quan trọng hơn, ứng viên này còn dẫn đầu tại các bang được đánh giá có lực lượng tranh cử ngang ngửa giữa hai phe.
Các cuộc thăm dò giữa các tiểu bang cho thấy Tổng thống hiện đang kiểm soát được bang Texas và Alaska, nhưng sắp vuột mất Florida, Wisconsin và Pennsylvania, vậy nên ông vẫn đang đối mặt với nguy cơ mất chức. Kịch bản tái đắc cử của ông Trump chủ yếu dựa vào các thành tựu kinh tế và tỉ lệ việc làm cao, song những điều này lại chịu tác động tiêu cực bởi tình trạng suy thoái nghiêm trọng do các chính sách chống Covid-19 gây ra.
Các nhà vận động tranh cử cho tổng thống Trump cho rằng họ có thể giảm tốc độ lây lan của virus và làm dịu bớt một số lo ngại khi họ cho cấp phép cho nhiều phương pháp điều trị hơn để giảm tỷ lệ tử vong và cố gắng thúc đẩy quá trình nghiên cứu vaccine. Có lẽ họ cảm thấy rằng những cố gắng trên sẽ nhận được sự đồng tình trên mặt kinh tế - lĩnh vực mà các cuộc thăm dò vẫn cho thấy Tổng thống dẫn trước. Họ muốn đem đến thông điệp rằng: người đã mang lại một nền kinh tế tuyệt vời trước đại dịch sẽ là người giúp đất nước vực dậy nền kinh tế một cách nhanh chóng sau ảnh hưởng của thời gian đóng cửa. Tôi còn ngờ rằng họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho các thống đốc của Đảng Dân chủ ở California, New York, các thành phố và tiểu bang lớn hơn dưới quyền của Đảng Dân chủ về những thiệt hại kinh tế do đóng cửa quá lâu. Điều này có nghĩa các nhà đầu tư không thể loại trừ khả năng chiến thắng của ông Trump, mặc dù chiến dịch tranh cử của ông vẫn còn phải nỗ lực nhiều mới đạt được một cái kết bất ngờ.
Các nhà đầu tư có thể mong đợi điều gì nếu Đảng Dân chủ chiến thắng? Joe Biden thậm chí còn cam đoan sẽ tăng thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp lên đáng kể, và điều này ảnh hưởng đến giá trị tương lai của các cổ phiếu. Ông Bidden muốn Mỹ có một cuộc cách mạng xanh - quay lưng với chính sách thúc đẩy đầu tư vào dầu, khí đốt và than đá của ông Trump với mong muốn Mỹ có thể tự chủ về nhiên liệu Cac-bon. Một đảng viên đảng Dân Chủ trong Nhà Trắng có thể tấn công các công ty dầu khí thông qua hệ thống thuế và các quy định, đồng thời tạo môi trường thuận lợi hơn cho các ngành năng lượng tái tạo. Điều này hẳn sẽ gây ảnh hưởng rõ hơn đến một số nhóm ngành và cổ phiếu nhất định.
Hiện tại, tôi có một số trạng thái liên quan tới thị trường Mỹ cho quỹ FT Fund, nhưng vẫn theo dõi sát các sự kiện và tâm lý người dân bởi ngày bầu cử đang đến gần. Phe Biden đang đưa ra một loạt các đề xuất cho thấy phong cách của ông trái ngược hẳn với Trump. Ông là một ứng cử viên rất đồng cảm, một “vị chủ tịch” biết lắng nghe và tôn trọng các đồng minh, chuyên gia và dư luận quốc tế. Ông cũng sẽ định hình các chính sách mới dựa trên những liên minh thời thượng. Ông vẫn sẽ chống lại Trung Quốc nhưng sẽ tận dụng đồng minh nhiều hơn trong việc tạo sức ép khiến Trung Quốc chỉnh đốn một cách toàn diện, từ thương mại đến tự do dân sự. Biden cũng sẽ thận trọng hơn khi giải quyết virus và sẵn sàng thay đổi để hạn chế sự lây lan của virus.
Thiếu sự tham gia của Mỹ, lại thêm một năm các nước còn lại trên thế giới, hầu hết, đều hoạt động kém đi. Danh mục đầu tư của FT Fund chẳng có gì để đầu tư tại Châu Âu cũng như các chỉ số chứng khoán khu vực Euro. Tăng trưởng chậm lại trước khi bước vào giai đoạn phong toả, và sau đó là loạt thiệt hại kinh tế vì các chính sách chống virus đã đẩy thị trường chứng khoán tại đây đi xuống.
Thiếu đi những gã khổng lồ về công nghệ có khả năng khai thác được quá trình số hoá nhanh chóng và mạnh mẽ trong nhiều hoạt động kinh tế và xã hội đã khiến sự phục hồi của các thị trường chứng khoán tại lục địa già trở nên lép vế so với nhóm Nasdaq đang bùng lên. Những sự việc xảy ra trong đại dịch đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế. Các doanh nghiệp truyền thống đang chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến, từ Châu Âu sang Mỹ. Xu hướng dài hạn thật ra đã được hình thành trong nhiều năm. Khi chúng ta, gần như ngày nào cũng chứng kiến chỉ số chứng khoán Nasdaq đạt mức cao nhất mọi thời đại, thị trường chứng khoán Tây Ban Nha và Ý suy yếu ở mức chỉ còn khoảng một nửa so với mức đỉnh cao nhất của họ vào năm 2007. Thị trường chứng khoán Pháp thì vẫn ở dưới mức đỉnh cao đạt được vào năm 2000, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản nằm im mãi ở vị trí tít xa dưới vùng đỉnh năm 1989.
Người ta vẫn hay nói bạn có thể mua một mã cổ phiếu tệ vào thời điểm đỉnh cao của một thị trường đang lên và kỳ vọng sẽ có lợi nhuận tốt trong chu kỳ kinh tế tiếp theo, ngay cả khi phải chịu lỗ trong ngắn hạn sau đó. Điều này không còn đúng với gần hết các thị trường trọng yếu của thế kỷ này. Ngay cả ở Trung Quốc, với nền kinh tế phát triển thần tốc trong 13 năm qua và cũng phục hồi sau đại dịch covid-19 nhanh hơn các nước khác, cũng đang tệ hơn rất nhiều so với mức đỉnh của năm 2007.
Đối với lĩnh vực cổ phiếu truyền thống và phi công nghệ, sự phục hồi sẽ tốt hơn khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu tăng tốc. Sự gia tăng lợi nhuận nhanh chóng đi kèm thu nhập từ cổ tức sẽ đến với những nhóm ngành và khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất sau cuộc suy thoái do Covid-19. Khi thời cơ tới, các công ty sống sót qua đại dịch sẽ vươn lên những vị trí vững chắc hơn.
Trong nhiệm kỳ của ông Biden, Mỹ sẽ tăng cường liên kết với EU và mục tiêu chung là cùng thúc đẩy cuộc cách mạng xanh. Biden có thể đánh thuế các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ cùng với các công ty tư nhân khác, và có khi còn muốn chỉnh đốn hoặc thậm chí chia tách chúng. Những điều này có thể cải thiện sự mất cân bằng trong ưu tiên của nhà đầu tư hiện tại.
Tuy nhiên, ông Biden sẽ không thể kiềm chế hoặc thay đổi sự nhiệt tình của cả thế giới với xu thế trực tuyến, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu kỹ thuật số và hỗ trợ trực tuyến cá nhân. Những công ty kỹ thuật số khổng lồ vẫn sẽ giữ phần lớn thị phần vốn đã khuếch đại lên trong thời gian phong toả, sẽ tiếp tục chinh phục các thị trường mới và cung cấp cho chúng ta những dịch vụ mà thậm chí chính chúng ta còn chẳng rõ là bản thân mình đang muốn.
Sẽ xuất hiện sự cách biệt về công nghệ kỹ thuật số giữa phương Tây và Trung Quốc, điều này cũng ảnh hưởng đến giá trị của các cổ phiếu. Nước Mỹ sắp bước vào giai đoạn khó khăn, khi thị trường Mỹ đứng trước khả năng thay đổi tổng thống và lo ngại không biết tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tới mức nào. Còn hiện tại, cuộc cách mạng kỹ thuật số vẫn được đánh giá cao trong khi chúng ta đang chờ đợi những xu hướng mới trên thị trường.
Dĩ nhiên, tất cả xu hướng tăng cổ phiếu đều phụ thuộc vào việc lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp và vô vàn các gói kích thích từ các ngân hàng trung ương và chính phủ.