Lĩnh vực công nghiệp và thị trường bất động sản Trung Quốc chìm trong ảm đạm

Lĩnh vực công nghiệp và thị trường bất động sản Trung Quốc chìm trong ảm đạm

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:05 17/06/2024

Sản lượng công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng và thị trường bất động sản không có dấu hiệu hồi phục mặc dù có sự hỗ trợ từ chính sách. Điều này tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải đưa ra thêm nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài doanh số bán lẻ vượt dự báo nhờ kỳ nghỉ lễ, loạt dữ liệu kinh tế phần lớn đều gây thất vọng, nhấn mạnh sự phục hồi đầy khó khăn của Trung Quốc.

Dữ liệu của NBS cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 5 tăng 5.6% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức tăng 6.7% trong tháng 4 và thấp hơn mức kỳ vọng 6.0%.

Doanh số bán lẻ trong tháng 5 đã tăng 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 2, các nhà kinh tế trước đó đã dự báo con số này ở mức 3%.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Dữ liệu hoạt động tháng 5 và nửa đầu tháng 6 cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các ngành vẫn còn tồn tại - hoạt động sản xuất và xuất khẩu mạnh mẽ, tiêu dùng tương đối ổn định nhưng thị trường bất động sản vẫn suy thoái."

Đầu tư tài sản cố định đã tăng 4.0% trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực này chứng kiến mức tăng 4.2% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

Đầu tư sản xuất trong 5 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 9.6%.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng căng thẳng thương mại liên quan đến việc dư thừa công suất của Trung Quốc có thể gây ra nhiều thách thức hơn cho các nhà sản xuất xe điện và năng lượng mặt trời của nước này.

Đầu tư của khu vực tư nhân tăng 0.1% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5, giảm từ mức 0.3% trong bốn tháng đầu năm, cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn yếu. Đầu tư vào khu vực công đã tăng 7.1% trong 5 tháng đầu năm.

Thị trường cổ phiếu châu Á ghi nhận biến động nhẹ khi chỉ số blue chip CSI300 của Trung Quốc giảm 0.2%.

PHỤC HỒI XUẤT KHẨU

Xuất khẩu đã giúp thúc đẩy kinh tế Trung Quốc, với sản lượng thép và nhôm tăng mạnh trong tháng 5.

Chiến lược gia cấp cao tại ANZ, ZhaoPeng Xing cho biết: “Xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và đầu tư sản xuất một cách đáng kể, nhưng sự suy yếu của thị trường bất động sản vẫn ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình”.

Thị trường bất động sản suy yếu, nợ của chính quyền địa phương ở mức cao và áp lực giảm phát vẫn là những cản trở đối với hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Các số liệu mới nhất ghi nhận sự tăng trưởng không đồng đều, điều này càng củng cố thêm sự cần thiết của việc thay đổi chính sách tài khoá và tiền tệ.

Trong bối cảnh các ngân hàng phải đối mặt với biên lãi suất thu hẹp, đồng nhân dân tệ suy yếu vẫn là những tác nhân chính hạn chế phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh, PBoC cũng đã giữ nguyên lãi suất như dự kiến.

Nhà kinh tế trưởng tại Guotai Junan, Zhou Hao cho biết: “Chúng tôi vẫn kỳ vọng Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất LPR trong tháng này, đặc biệt là với kỳ hạn 5 năm, vì điều này sẽ giúp các ngân hàng giữ lại khoản vay thế chấp của các hộ gia đình”.

Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng tại Citi Yu Xiangrong kỳ vọng PBoC sẽ cắt giảm lãi suất 20 bps trong nửa cuối năm nay, nhưng họ sẽ không cắt giảm lãi suất vào ngày 20/6.

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ẢM ĐẠM

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​ở mức 5.3% trong quý I/2024, nhưng các nhà phân tích cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 5% của chính phủ là rất “tham vọng” khi lĩnh vực bất động sản vẫn trong tình trạng ảm đạm.

Đầu tư bất động sản giảm 10.1% so với cùng kỳ năm trước trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.

Giá nhà mới giảm 0.7% trong tháng 5 so với tháng 4, đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp và giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2014.

NHTW Trung Quốc trong tháng 4 đã công bố một chương trình cho thuê lại nhà ở với giá rẻ để đẩy nhanh việc bán số lượng nhà còn tồn đọng.

Người phát ngôn của NBS, Liu Aihua cho biết: “Thị trường bất động sản đang trong quá trình điều chỉnh và sẽ mất một thời gian để các biện pháp chính sách có hiệu lực”.

Lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế trước thời kỳ suy thoái, đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp quản lý cũng như áp lực về dân số. Chính phủ đã đưa ra một loạt biện pháp để hỗ trợ người mua nhà, chẳng hạn như nới lỏng các quy định về thế chấp.

Tuy nhiên, nhu cầu yếu trong nước đã hạn chế giá tiêu dùng do niềm tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp hơn trước cuộc khủng hoảng bất động sản. Hoạt động cho vay của ngân hàng phục hồi ít hơn nhiều so với dự kiến ​​trong tháng 5.

Thị trường việc làm nhìn chung ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát toàn quốc đạt 5.0% trong tháng 5, ngang bằng với dữ liệu trong tháng 4.

Bắc Kinh tuyên bố sẽ tạo thêm việc làm liên quan đến các dự án lớn, thúc đẩy nhu cầu trong nước và cam kết kích thích tài chính lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ