Loạt thách thức sắp tới đòi hỏi nguồn lực tài chính vững mạnh hơn của Liên minh châu Âu

Loạt thách thức sắp tới đòi hỏi nguồn lực tài chính vững mạnh hơn của Liên minh châu Âu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:07 09/10/2024

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề trong 5 năm tới: Khôi phục nền kinh tế, giảm phát thải khí carbon, cải thiện hạ tầng năng lượng và kỹ thuật số, thiết lập khả năng phòng thủ vững chắc, và xử lý các cú sốc bất ngờ khác.

Để làm được những điều này, EU cần có một ngân sách phù hợp với những nhiệm vụ này.

Ngân sách là cách thể hiện rõ nhất về mục tiêu ưu tiên của một chính phủ. Ở Mỹ, ngân sách liên bang chiếm khoảng 25% GDP, vượt xa ngân sách của các tiểu bang, điều này đảm bảo cung cấp những dịch vụ công quan trọng như quốc phòng, hệ thống đường cao tốc, và nghiên cứu khoa học. Ngân sách này cũng tự động phân phối cho các khu vực gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

EU không có cơ chế ngân sách như vậy. Ngân sách của Ủy ban Châu Âu chỉ chiếm khoảng 1% GDP, và được lập ra cho từng giai đoạn bảy năm (giai đoạn tiếp theo sẽ là từ năm 2028 đến 2034). Ngân sách này chủ yếu dựa vào đóng góp từ các quốc gia thành viên, và các nước thường không muốn chi nhiều cho các dự án mang lại lợi ích vượt ra ngoài biên giới của họ. Kết quả là nhiều vấn đề như việc cung cấp đạn dược hay hệ thống điện không được giải quyết đồng bộ. Bất kỳ giải pháp nào cho khủng hoảng đều cần sự đồng ý của cả 27 nước thành viên, chẳng hạn như quỹ ứng phó đại dịch trị giá 750 tỷ EUR đã tạm thời nâng mức chi tiêu của EU lên 1.6% GDP - đây được xem là một bước đột phá.

Các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ điều này và đã đề xuất những biện pháp giúp tăng thêm nguồn thu cho ngân sách EU, như thuế liên quan đến khí hậu hoặc thuế giá trị gia tăng (VAT). Cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cũng ủng hộ việc phát hành trái phiếu EU để tài trợ cho các khoản đầu tư công cần thiết, giúp kết nối thị trường vốn của châu Âu và tăng niềm tin vào đồng tiền chung, giống như cách Mỹ đã phát hành trái phiếu Kho bạc để củng cố kinh tế vào đầu thế kỷ 19.

Tuy nhiên, việc này không dễ dàng thực hiện. Những quốc gia tương đối giàu có như Đức và Hà Lan lo ngại rằng một ngân sách chung lớn hơn và việc vay nợ sẽ khiến họ phải hỗ trợ các nước nghèo hơn, gây bất lợi cho nền kinh tế của họ. Đây là một quan điểm khó hiểu, nhất là khi nền kinh tế Đức đang trì trệ và chính phủ không có hành động cụ thể nào, dẫn đến sự ủng hộ tăng cao cho các đảng phái cực đoan. Thực tế, Đức có thể hưởng lợi từ an ninh tốt hơn, cơ sở hạ tầng cải thiện, và giá năng lượng rẻ hơn nếu một chương trình đầu tư của EU được thực hiện một cách hợp lý.

Do những mâu thuẫn này, Ủy ban Châu Âu chỉ có thể thực hiện các thay đổi nhỏ, chẳng hạn như tái phân bổ ngân sách cho các mục tiêu ưu tiên như quốc phòng hoặc tái cơ cấu nợ từ quỹ đại dịch để tránh bị áp lực tài chính khi đến thời hạn thanh toán.

Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ đó là không đủ. Sự trì trệ kinh tế, biến đổi khí hậu, những xung đột xung quanh Nga và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đòi hỏi các hành động quyết liệt hơn. Các nhà lãnh đạo EU cần chứng tỏ rằng họ có thể đối mặt với những thách thức này - và cần có ngân sách thực sự để thực hiện cam kết của mình.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn các cố vấn và nhân vật chủ chốt có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì một chiến lược thương mại mềm mỏng hơn để không làm ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, cách ông Trump đối phó với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với ông Tập Cận Bình và các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ