Lợi suất tín phiếu Mỹ tiếp tục tăng nóng khi bị xa lánh bởi giới đầu tư nước ngoài
Đức Nguyễn
FX Strategist
Các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn, cho thấy lợi suất có nhiều dư địa tăng hơn khi một số người mua hạn chế mua trái phiếu quá đắt.
Theo John Velis, chiến lược gia vĩ mô và FX tại BNY Mellon, đã có đợt bán tháo mới trong nhóm trái phiếu kỳ hạn dưới 1 năm, dựa trên dữ liệu iFlow của ngân hàng. Đối với giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn, thành phần xuyên biên giới “đủ âm” để làm cho tổng lưu lượng – nước ngoài và trong nước – cũng âm.
“Điều này có nghĩa là trái phiếu kỳ hạn ngắn sẽ còn giảm nữa, vì nhu cầu suy yếu sẽ gây áp lực lên giá.”
Bộ Tài chính đã phát hành khoảng 1 nghìn tỷ USD tín phiếu kể từ tháng 6 sau khi chính phủ hoãn trần nợ. Các quỹ thị trường tiền tệ - bên mua tín phiếu lớn nhất - đã mua chứng khoán bằng tiền mặt gửi tại chương trình reverse repo (RRP) của Fed. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khác phải đối mặt với sự không chắc chắn về nền kinh tế và đường lối chính sách của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, khi lợi suất ngắn hạn đã vượt 5%.
Mặc dù chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu và OIS – được sử dụng để đánh giá triển vọng của Fed – lần đầu tiên dương kể từ năm 2020, nó vẫn chưa đủ rộng để lôi kéo các quỹ tiền tệ tiếp tục chuyển tiền ra khỏi RRP. Các đối tác đủ điều kiện vẫn đang cất giữ hơn 1.8 nghìn tỷ USD tại Fed.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy các quỹ tiền tệ đang quan tâm đến việc tích lũy thêm trái phiếu. Ngành công nghiệp này đã kéo dài thời gian đáo hạn trung bình hàng ngày đối với chứng khoán nắm giữ của mình lên khoảng 25 ngày và Velis hy vọng việc kéo dài kỳ hạn sẽ tiếp tục sau khi có sự rõ ràng hơn về chính sách của Fed.
“Một khi người ta nhận ra rằng Fed sẽ không tăng lãi suất thêm và giảm bớt sự không chắc chắn về chính sách, kết hợp với việc phát hành tín phiếu trong quý IV và cuối năm, sẽ có đủ phần bù trong tín phiếu để hút tiền từ RRP.”
Bloomberg