Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng trên 1% lần đầu tiên kể từ năm 2013
Thái Linh
Junior Editor
Thị trường TPCP Nhật Bản đang dần tiến tới sự tan rã - một hệ quả khó có thể tránh khỏi
BoJ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, một mặt họ đang phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để chống đỡ và đẩy đồng yên đang sụt giá lên cao hơn nhằm tránh gây mất trật tự xã hội, mặt khác, việc thắt chặt nói trên đang đẩy lợi suất TPCP lên cao hơn bao giờ hết khi BoJ không còn là người mua của chính thị trường TPCP được sở hữu phần lớn bởi BoJ. Trong sáng nay, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã tăng lên 1% lần đầu tiên sau 11 năm do kỳ vọng ngày càng tăng rằng BoJ sẽ phải thực hiện các bước thắt chặt hơn nữa trong những tháng tới khi lạm phát vẫn đang ở mức cao.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm chạm ngưỡng 1% vào thứ Tư, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2013, trước khi biến động trên dưới mức lịch sử vào cuối phiên.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng trên mức 1%
Lợi suất TPCP Nhật Bản dài hạn tăng mạnh hơn lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm. Lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm gần đây tăng 5.5 bps đạt mức 2.140%.
Các nhà đầu tư đang suy đoán về thời điểm BoJ tăng lãi suất lần tiếp theo, và khả năng BoJ giảm mua TPCP sau khi BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm và tạm dừng nhiều biện pháp được coi là siêu nới lỏng vào tháng 3, quyết định thắt chặt thực sự đã khiến đồng Yên lao dốc và thậm chí còn gây ra lạm phát nhiều hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng BoJ có thể giảm tốc độ mua TPCP một phần để hỗ trợ đồng Yên, vốn đã mất giá mạnh trong vài năm qua do BoJ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong khi các ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất.
Tuần trước, BoJ đã đề nghị mua một lô nhỏ TPCP Nhật Bản kỳ hạn 5 đến 10 năm vào ngày hôm sau so với hoạt động trước đó và duy trì số lượng đó vào thứ Sáu. Điều đó làm dấy lên suy đoán rằng họ sẽ bắt đầu thu hẹp hoạt động mua TPCP hàng tháng.
Bình luận về việc đồng Yên đi ngang trước viễn cảnh lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm chạm mức 1%, chiến lược gia Shusuke Yamada của BofA cho biết điểm mấu chốt là sự biến động của thị trường đã giảm, khiến việc bán đồng Yên để thực hiện carry trade một cách dễ dàng hơn. Thật vậy, USDJPY đã tăng lên mức cao nhất trong phiên là 156.60 trong thời gian ngắn tại Tokyo khi việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư chứng khoán nước ngoài thông qua NISA tiếp tục diễn ra. Đối với lãi suất đồng Yên, lãi suất danh nghĩa đang tăng nhưng lãi suất thực vẫn ở mức âm.
Trong khi đó, chiến lược gia này cũng lưu ý rằng chênh lệch lãi suất ngắn hạn giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn ở trên mức 5%, đây là mục tiêu của nhà đầu tư và đồng Yên sẽ không mạnh lên chỉ vì sự chênh lệch lãi suất đã thu hẹp một chút. Trên thực tế, theo Yamada, việc đồng Yên bị định giá thấp sẽ không có tác dụng cho đến khi chênh lệch lãi suất ngắn hạn giữa Nhật Bản và Mỹ giảm xuống ít nhất là dưới mức 3%. Ví dụ, ngay cả khi chênh lệch lãi suất trong phạm vi 5% ngừng giảm tại mức 4% thì sẽ rất khó để đồng Yên tăng giá.
ZeroHedge