Lý do đằng sau đợt bán tháo trên Phố Wall ngày hôm qua
Đương nhiên, vào lúc này vẫn chưa thể coi sự sụt giảm trên Phố Wall hôm nay là điểm bắt đầu cho một xu hướng mới. Về dài hạn, mức giảm hôm nay không quá lớn, mặc dù quy mô giảm trên sàn Nasdaq vẫn rất đáng chú ý - hơn 4%. Vậy sự sụt giảm từ đâu đến và chúng ta đã nhận những tín hiệu cảnh báo hay chưa?
Theo nhiều khía cạnh, chứng khoán Mỹ đang được định giá quá cao, thể hiện qua cả hệ số P/E và P/B. Quy mô đà tăng trên Phố Wall từ nửa cuối tháng 3, ngay trong thời gian xảy ra đại dịch, thực sự rất ấn tượng. Đà tăng đó đến trong lúc nền kinh tế đang phải hứng đòn nặng nhất. Tại thời điểm này, Phố Wall đã cao hơn cả lúc trước đại dịch một đoạn khá xa (bao gồm cả S&P 500 và Nasdaq). Vậy có nên trông đợi một sự điều chỉnh?
Đương nhiên là có, nhưng một khi thị trường đã tăng nhanh đến thế, việc chỉ ra thời điểm sụt giảm rất khó. Một trong những tín hiệu cảnh báo đầu tiên là chỉ số VIX tăng rất mạnh, xảy ra hôm 27/8. Hiện tại, quy mô tăng trưởng của VIX rất giống với đà tăng cổ phiếu. Hợp đồng VIX (VOLX trên xStation5) đã tăng lên 33 điểm, trong khi trong ở những tuần trước nó chỉ đạt mức trung bình khoảng 23-25 điểm (xét trên bối cảnh lịch sử thì VIX ở mức cao cho thấy nhiều bất ổn trên thị trường).
Thứ hai, có sự thay đổi đáng kể trong tỷ giá đô la Mỹ. Gần đây, so với đồng Euro, USD đã tăng giá nhiều lần. Lần đầu vào cuối tháng 7, tiếp đó vào tuần thứ hai, thứ ba của tháng 8 và làn sóng hiện tại bắt đầu từ ngày 1/9.
Một điều cần lưu ý nữa là vào lúc này, Quốc hội Hoa Kỳ đang có bất đồng. Các đảng viên Đảng Dân chủ đang chỉ ra sự bất hợp lý từ các yêu cầu của Đảng Cộng Hòa. Thú vị là các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục ...
Cũng không thể bỏ qua các cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ. Chiến thắng của ông Trump, trên lý thuyết, sẽ có lợi cho Phố Wall. Mức độ ủng hộ dành cho Donald Trump đang tăng trở lại, nhưng vẫn còn khá bấp bênh. Ngoài ra, những cam kết gần đây đến từ Fed có lẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời.
Yếu tố cuối cùng nhưng có lẽ lại là quan trọng nhất báo hiệu sự sụt giảm là vấn đề từ hai gã khổng lồ công nghệ: Apple và Tesla. Tesla hẳn là kẻ thắng lợi nhất trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Về cơ bản, công ty này được định giá quá cao và sự xuất hiện của các thông tin tiêu cực liên quan đến việc bán cổ phiếu mới (pha loãng lợi nhuận cho các nhà đầu tư hiện tại) khiến Tesla trở nên kém hấp dẫn hơn đối với họ.