[Market Brief 05.01.2023]: Chứng khoán Mỹ đánh mất đà tăng sau biên bản cuộc họp FOMC
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Tâm lý risk-on lan tỏa ở đầu phiên ngày hôm nay khi chứng khoán Mỹ tăng điểm sau hoạt động mạnh mẽ ở Châu Âu. Tuy nhiên, phiên giao dịch có nhiều biến động.
Chứng khoán Mỹ không giữ được đà tăng khi các nhà đầu tư đắn đo trước báo cáo sản xuất ISM yếu kém và biên bản cuộc họp tháng 12 có phần cứng rắn của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Chứng khoán Châu Âu tăng mạnh, tiếp tục khởi đầu mạnh mẽ trong năm, do được hỗ trợ bởi sự lạc quan về các dấu hiệu giảm bớt áp lực lạm phát và Trung Quốc mở cửa trở lại. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ giảm, nối tiếp là lợi suất trái phiếu ở Châu Âu giảm mạnh. USD giảm sau khi tăng mạnh vào thứ Ba.
Biên bản cuộc họp của Fed đã củng cố quyết tâm của Fed trong việc kiềm chế lạm phát và tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay. Nó lưu ý rằng mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell báo hiệu tốc độ tăng lãi suất chậm hơn trong tương lai, nhưng đó “không phải là dấu hiệu cho thấy bất kỳ sự suy yếu nào trong quyết tâm của Ủy ban nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả hoặc nhận định rằng lạm phát đã đi xuống liên tục. Nó dường như bày tỏ sự thất vọng khi thị trường đang định giá cắt giảm lãi suất trong năm nay. Biên bản cho biết “việc nới lỏng các điều kiện tài chính mà không có dấu hiệu rõ ràng, đặc biệt nếu bị thúc đẩy bởi quan niệm sai lầm của công chúng về động thái của Ủy ban sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực khôi phục sự ổn định giá cả của họ”.
Biên bản cuộc họp của Fed đã đẩy lùi khái niệm cắt giảm lãi suất trong năm nay. Nó cho biết “không có quan chức nào nào cho rằng việc bắt đầu giảm mục tiêu lãi suất của Quỹ Liên bang vào năm 2023 là phù hợp. Nhìn chung, Uỷ ban nhận thấy rằng cần phải duy trì lập trường chính sách hạn chế cho đến khi dữ liệu đến mang lại niềm tin rằng lạm phát đang trên đà giảm bền vững xuống mức mục tiêu 2%, điều này có thể sẽ mất một thời gian”. Hợp đồng tương lai của Quỹ Fed đang định giá một đợt tăng 64 điểm cơ bản khác tính đến tháng 6/2023 nhưng cũng có khả năng cắt giảm lãi suất khoảng 43 điểm cơ bản trong nửa cuối năm nay.
Trong một ý kiến được đăng trên medium.com, Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, cũng có giọng điệu diều hâu. Ông nói “sẽ là thích hợp nếu tiếp tục tăng lãi suất ít nhất trong vài cuộc họp tiếp theo cho đến khi chúng tôi tin rằng lạm phát đã đạt đỉnh”. Ông cho rằng lãi suất của Quỹ Fed sẽ đạt đỉnh ở ngưỡng 5.4%, hàm ý lãi suất sẽ tăng thêm 90 điểm cơ bản nhưng cũng lưu ý rằng “chúng tôi sẽ không biết liệu nó có đủ cao để đưa lạm phát trở lại 2% trong một khoảng thời gian hợp lý hay không”.
DJIA tăng 0.4%, S&P500 tăng 0.8% và Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.7%.
Euro Stoxx 50 tăng thêm 2.4%. DXY giảm 0.3% xuống 104.25 trong khi EUR/USD tăng gần 60 pip lên 1.0600.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm của Hoa Kỳ giảm gần 2 bp xuống 4.35% và lợi suất 10 năm tiếp tục giảm gần 6 bp xuống 3.68%.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm gần 12 bp xuống 2.27% và lợi suất 10 năm của Anh giảm 16 bp xuống 3.49%.
Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX giảm 5.3% xuống 72.84 USD và vàng tăng 0.8% lên 1,855 USD.
USD/JPY tăng 160 pip lên 132.60 và AUD/USD tăng 110 pip lên 0.6840.
Đối với dữ liệu của Hoa Kỳ:
- Sản xuất ISM tháng 12 giảm xuống 48.4 (Bloomberg dự đoán: 48.5) so với 49.0 trước đó. Đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp sau khi nằm trong phạm vi mở rộng kể từ tháng 6 năm 2020. Giá cả sản xuất ISM tiếp tục giảm mạnh xuống 39.4 so với 42.9 trước đó và các đơn đặt hàng mới cũng thấp hơn ở mức 45.2 so với 47.2 trước đó.
- Cơ hội việc làm tháng 11 và khảo sát doanh thu lao động (JOLTS) là 10.46 triệu so với 10.51 triệu trong tháng 10
- Hôm nay, báo cáo việc làm của ADP và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu sẽ được công bố.
CommerzBank