Mở tồn kho SPR, giảm nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và Trung Quốc tạo áp lực giảm lên giá dầu thô

Mở tồn kho SPR, giảm nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và Trung Quốc tạo áp lực giảm lên giá dầu thô

09:46 01/04/2022

Đối với nguồn cung, với mục tiêu tạo ra trung tâm cung cấp và lưu trữ dầu nổi tiếng ở Trung Đông, công ty dầu khí dẫn dầu quốc gia UAE – Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đã thông báo thúc đẩy sản lượng dầu thô từ 4 triệu thùng/ngày hiện tại lên ít nhất 5 triệu thùng/ngày.

Mở tồn kho SPR, giảm nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và Trung Quốc tạo áp lực giảm lên giá dầu thô
Mở tồn kho SPR, giảm nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và Trung Quốc tạo áp lực giảm lên giá dầu thô

Điều này, dựa trên mức tài trợ 653 triệu USD từ chính phủ cho việc gia tăng khai thác hàng nghìn giếng dầu mới. Song song đó, Iran cũng có mục tiêu gia tăng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày trong năm nay, từ mức hiện tại của nước này là 1.3 triệu thùng/ngày và mức cao trong lịch sử là gần 3 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ mang lại tác động tiêu cực cho giá dầu thô trong thời gian tới, nhất là khi tiêu thụ của Mỹ đang có xu hướng sụt giảm và tiêu thụ tại Trung Quốc cũng giảm mạnh. Đặc biệt, việc Mỹ xả tồn kho ở mức cao nhất trong lịch sử cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, lẫn hỗ trợ nguồn cung trong ngắn hạn.

Hoa Kỳ xem xét giải phóng kho dự trữ chiến lược 180 triệu thùng dầu thô

Giá dầu giảm mạnh vào thứ Năm do có thông tin Hoa Kỳ đang xem xét giải phóng tới 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu chiến lược (SPR). Theo đó, tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra nhận xét dự kiến vào thứ Năm 31/03, liên quan đến các hành động của chính quyền Biden dưới mục đích giảm giá xăng dầu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Hiện tại số lượng mở kho dự trữ cụ thể vẫn chưa được xác nhận, nhưng nếu khối lượng mở kho là 180 triệu thùng được thông qua, con số sẽ tương đương với 40% tồn kho dầu thô thương mại; hay gần 20% tổng lượng tồn kho dầu thô thương mại và chiến lược của Mỹ; hay thậm chí tương đương với việc kéo dài quá trình xả kho ra trong 6 tháng nếu mỗi ngày bán ra 1 triệu thùng. Khối lượng mở kho trên là mức lớn nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập kho dự trữ đến nay.

Đồng thời, đi kèm với việc mở kho từ Mỹ, một áp lực khác lên giá dầu chính là, liệu việc mở kho với số lượng kỷ lục của Mỹ lần này sẽ đi kèm với chiến dịch hợp tác rộng rãi của các cơ quan quốc tế hay không. Gần đây nhất, Bộ trưởng Năng lượng New Zealand cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên cho cuộc họp vào thứ Sáu lúc 19:00 tối giờ Việt Nam để quyết định về việc mở kho dầu tập thể. Số lượng phát hành tập thể tiềm năng vẫn chưa được quyết định. Cuộc họp đó sẽ thiết lập tổng khối lượng và phân bổ theo từng quốc gia sẽ theo sau.

Đây được xem là hành động có tính toán từ Mỹ, khi mà khối lượng để phục vụ dự trữ dầu chiến lược được đặt ra giới hạn, trong khi dòng chảy dầu thô thương mại thì không. Việc thiếu hụt dầu thô thương mại trong thời điểm giá dầu đạt vùng đỉnh nhiều năm liền sẽ là vấn đề lớn, có thể tác động tiếp tục đẩy giá lên cao hơn. So với viễn cảnh tiêu cực trên, nguồn dự trữ chiến lược sẽ dễ giải quyết hơn do có thể cải thiện vấn đề theo thời gian. Nhìn lại trong lịch sử, các sự kiện mở kho SPR đã tạm thời khiến giá dầu giảm mạnh, tuy sau đó giá lại thậm chí tăng cao hơn do thị trường không đủ nguồn cung cấp. Tuy nhiên, số lượng mở kho của Chính quyền Biden trong lần này cao đột biến hơn hẳn những lần trước, cho thấy hành động quyết liệt và chấp nhận rủi ro để giải quyết tạm thời vấn đề giá nhiên liệu, kéo theo lạm phát và làm trì trệ các hoạt động kinh tế trong nước. Trong ngắn hạn, nếu con số mở kho dự trữ là 180 triệu thùng dầu được xác nhận, giá dầu dự kiến sẽ chịu sức ép trong ít nhất 1-2 tháng tới, trừ khi có diễn biến chính trị đặc biệt xảy ra.

Tiêu thụ xăng tại Mỹ trong tháng 3 suy yếu trước việc giá tăng cao

Về phần tiêu thụ, có thể thấy nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong các tuần gần đây tăng cao và bằng mức trước đại dịch, trước việc nhu cầu tiêu thụ xăng ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Tuy vậy, nếu xét về tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ qua từng tháng và so với cùng kỳ năm trước, con số dường như có phần bắt đầu chậm lại, do giá xăng dầu tăng cao kỳ lục và tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Đây là chưa kể đến trong tháng 3, nhiều bang tại Mỹ đã tích cực giảm thuế hỗ trợ giá xăng dầu cho người dân. Mới đây nhất, Chính quyền Biden cũng công bố cung cấp gần 3.2 tỷ đô la từ luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng để giúp người Mỹ giảm chi phí năng lượng tại nhà. Tuy nhiên theo ước tính của SFI Research, gói chi trên chỉ có thể hỗ trợ cho mỗi gallon xăng tiêu thụ khoảng 0.027 đô la Mỹ, trong khi giá trên thực tế đã tăng khoảng 0.85 đô la / gallon kể từ sau chiến sự Nga – Ukraine. Gói hỗ trợ giá xăng dầu đến từ vị trí của chính quyền Biden sẽ không khả thi đối với việc hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ sắp tới. Đặc biệt, việc này còn xảy ra trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm mạnh.

Giá dầu chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn do Thượng Hải phong tỏa

Bên cạnh sự suy yếu trong tiêu thụ của Mỹ, giá dầu cũng chịu áp lực trước 2 đợt phong tỏa nghiêm trọng nhất, đang diễn ra tại trung tâm tài chính Trung Quốc – thành phố Thượng Hải – trước số ca nhiễm Covid-19 bùng phát lên đến đỉnh điểm. Phần lớn người dân cũng sẽ bị cấm rời khỏi nhà.

Điều này trên thực tế có thể trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu thụ của dầu thô trong ngắn hạn. Thượng Hải là thành phố có tổng số hơn 26 triệu người dân và chiếm 3% tổng lượng phương tiện công cộng tại Trung Quốc, đồng thời chiếm 1.85% dân số cả nước. Trong đó, ước tính cho rằng có 20% người dân sở hữu phương tiện đi lại riêng. Theo ước tính của SFI Research, 7 ngày phong tỏa tại Thượng Hải, nhu cầu tiêu thụ xăng ở Trung Quốc có thể giảm đi 250,000 thùng/ngày, chưa kể đến sự phong tỏa tại nhiều thành phố khác.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ