"Mổ xẻ" báo cáo lạm phát tháng 9 của Mỹ: đáng để tâm, chưa từng có và rất phức tạp!

"Mổ xẻ" báo cáo lạm phát tháng 9 của Mỹ: đáng để tâm, chưa từng có và rất phức tạp!

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:43 14/10/2022

Lạm phát đã tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9, nóng hơn dự kiến ​​mặc dù giảm nhẹ so với tháng 8. Giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng mạnh trong thời gian vừa qua. CPI cơ bản, loại trừ chi phí thực phẩm và năng lượng, đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982, cho thấy lạm phát đang diễn ra trên diện rộng.

Cơ cấu CPI tháng 9 của Mỹ
Cơ cấu CPI tháng 9 của Mỹ

Theo thông tin được công bố bởi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hôm thứ Năm, lạm phát đã nóng hơn một chút so với dự kiến ​​vào tháng 9, với sự gia tăng chủ yếu đến từ nhà ở, thực phẩm và chăm sóc y tế.

Lạm phát đo lường mức độ tăng nhanh trong giá cả người tiêu dùng phải trả cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.

Chỉ số giá tiêu dùng, một thước đo lạm phát quan trọng, đã tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9. Các nhà kinh tế trước đó đã dự kiến ​​con số này là 8.1% yoy. Về cơ bản, một giỏ hàng hóa trị giá 100 dollar một năm trước có giá 108.20 dollar ngày nay.

Nhưng tin tích cực là: Mức tăng hàng năm của tháng Chín nhỏ hơn mức tăng 8.3% của tháng Tám. Yiming Ma, trợ lý giáo sư ngành kinh doanh tại Trường Kinh doanh Columbia, cho biết: Điều tệ hại là lạm phát vẫn còn cao ở nhiều nhóm hàng tiêu dùng.

“Trên giấy tờ, [lạm phát] đã giảm xuống. Nhưng điều quan trọng mà chẳng ai nhắc đến là giá cả vẫn đang tăng với tốc độ cực kỳ cao.”

Bà nói thêm: “Tổng quan, lạm phát vẫn đang ở mức cao ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ cảm nhận được điều đó.”

Giá thực phẩm là trung tâm của sự chú ý

Giá lương thực là một trong những nhóm đóng góp lớn nhất vào lạm phát trong những tháng gần đây.

Chỉ số “thực phẩm tại nhà” - hay giá hàng tạp hóa - đã tăng 13% so với cùng thời điểm một năm trước vào tháng 9. Con số giảm nhẹ so với mức tăng 13.5% trong tháng 8 - mức tăng kỳ hạn 1 năm lớn nhất trong hơn 40 năm, kể từ tháng 3 năm 1979.

Trong danh mục đó, một số mặt hàng đã có giá tăng mạnh trong năm qua, chẳng hạn như bơ sữa và bơ thực vật (tăng 32.2%), trứng (30.5%) và bột mì (24.2%).

Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao tại Bankrate, cho biết giá xăng là nguyên nhân chính gây nên phiền toái cho nhiều hộ gia đình Mỹ hồi đầu năm nay, khi mức trung bình trên toàn quốc đạt mức 5 USD/gallon , nhưng thực phẩm hiện đã “chiếm lấy vị trí trung tâm”.

Mặc dù vậy, giá năng lượng cũng là một nhân tố khác khiến lạm phát tăng cao trong năm qua. Nhóm hàng bao gồm xăng, dầu mazut, điện và các mặt hàng khác đã tăng 19.8%.

Giá xăng đã rút khỏi mức đỉnh trong mùa hè và hiện đang ở mức trung bình 3.91 USD/gallon trên toàn quốc, theo thông tin từ AAA. Tuy nhiên, giá xăng dự kiến ​​sẽ tăng sau khi kế hoạch cắt giảm sản lượng của khối các nhà sản xuất dầu lớn được tung ra vào tuần trước.

Nhiều yếu tố khiến lạm phát tăng cao hơn là số lượng khiến nó giảm

Theo Andrew Hunter, nhà kinh tế cấp cao của Mỹ tại Capital Economics, lạm phát “lõi” - một chỉ số loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng, rất quan trọng trong việc dự đoán xu hướng lạm phát trong tương lai.

Thước đo cho biết mức độ lạm phát trên diện rộng đã tăng lên như thế nào. Lạm phát lõi đã tăng 6.6% so với năm ngoái, tăng từ 6.3% trong tháng 8 và là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ tháng 8 năm 1982, theo thông tin từ Cục Thống kê Lao động.

“Vấn đề là, hiện nay có nhiều yếu tố góp phần vào lạm phát hơn là số lượng giúp nó giảm đi,” Hamrick nói. ″Đó không phải là vấn đề của địa phương.”

Chỗ ở, bao gồm tiền thuê nhà, tăng 6.6% so với năm ngoái và chiếm hơn 40% tổng mức tăng của lạm phát lõi. Theo Cục Thống kê Lao động, sự gia tăng trong chăm sóc y tế (tăng 6%), nội thất và đồ dùng trong gia đình (9.3%), xe mới (9.4%), ô tô và xe tải đã qua sử dụng (7,2%) cũng là những yếu tố cần chú ý.

Các yếu tố gây lạm phát là ‘đáng để tâm, chưa từng có và rất phức tạp’

Một nền kinh tế lành mạnh trải qua mức độ lạm phát nhỏ mỗi năm. Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đặt mục tiêu giữ lạm phát quanh mức 2%.

Nhưng sự mất cân đối cung-cầu đã khiến lạm phát gia tăng bắt đầu từ đầu năm 2021, sau nhiều năm lạm phát ở mức thấp.

Theo Hamrick, chính sách đóng cửa do Covid-19, gói kích thích kinh tế và các yếu tố khác đã kết hợp với nhau để phá vỡ nguồn cung trên toàn cầu, làm thay đổi mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của người Mỹ, đồng thời thúc đẩy tỷ lệ việc làm mới và tiền lương tăng vọt. Cuộc chiến ở Ukraine cũng tạo ra tắc nghẽn nguồn cung và làm tăng giá các mặt hàng như dầu mỏ và thực phẩm trên toàn cầu.

Hamrick nói: “Sự hội tụ của tất cả những yếu tố này là điều đáng để tâm, chưa từng có và rất phức tạp.

Lạm phát đang gia tăng trên các nền kinh tế toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 8.8% vào năm 2022 từ 4.7% năm 2021, nhưng sẽ giảm xuống 6.5% vào năm 2023 và 4.1% vào năm 2024.

Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy lạm phát mạnh trong số liệu CPI, “vẫn có những chỉ báo rõ ràng về tình trạng thiểu phát ở những nơi khác,” theo một báo cáo được công bố vào sáng thứ Năm của Capital Economics.

Những dấu hiệu này bao gồm sự sụt giảm trong giá ô tô đã qua sử dụng, vốn “nên tiếp tục tăng lên”, và giá thuê nhà của khu vực tư nhân, “chỉ ra rằng cuối cùng cũng có sự điều chỉnh mạnh trong lạm phát giá nhà ở”, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, lạm phát tiền thuê nhà chậm lại có thể sẽ không được rõ ràng cho đến nửa đầu năm 2023, báo cáo cũng nói thêm.

“Tôi nghĩ rằng những vấn đề này sẽ tự điều tiết, nhưng nó sẽ cần nhiều thời gian,” Hamrick nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Giá dầu lấy lại đà tăng trong ngày thứ Sáu (26/4) nhờ nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tình hình kinh tế có thể mạnh hơn. Đồng thời, Israel đã tăng cường không kích vào khu vực Rafah. Các nhà phân tích của Goldman Sachs tin rằng việc xung đột giữa Iran và Israel giảm bớt có thể khiến giá dầu giảm 5-10 USD trong những tháng tới, trong đó Brent dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh 90 USD.
Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Vào ngày 25 tháng 4, thị trường chứng khoán Úc đã đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Năm. Chỉ số ASX 200 cao hơn, đặc biệt được thúc đẩy bởi mức tăng của cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Chỉ số giá tiêu dùng của Úc trong quý đầu tiên tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự kiến.
Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Thứ Tư (24/4), tình hình căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt khiến cho giá vàng trở nên ổn định sau khi chạm mức thấp nhất hơn 2 tuần. Vanguard Group cảnh báo rằng mức nợ hiện tại của Mỹ có thể gây ra một đợt bán tháo lớn, đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên mức 5%. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cũng đề xuất mức thuế gấp 3 lần đối với thép Trung Quốc.
Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Vào thứ Hai (22/4), hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều giảm mạnh. Cả S&P 500 và Dow đều ghi nhận thành tích hàng tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2023. Các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Nvidia và các công ty vốn hóa lớn tương tự khác đang bước vào một quý được cho là đầy biến động.
Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Vào ngày 18 tháng 4, giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch, Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Venezuela và Liên minh châu Âu thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Iran. Nếu giá dầu tăng lên 100 USD/thùng, OPEC+ có thể nới lỏng việc cắt giảm sản lượng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ