Mối tương quan "rạn nứt": USD lao dốc nhưng Nhân dân tệ vẫn "chìm sâu"?

Mối tương quan "rạn nứt": USD lao dốc nhưng Nhân dân tệ vẫn "chìm sâu"?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:58 30/05/2024

Tháng Tư đầy sóng gió với đồng Nhân dân tệ (CNY) dường như chỉ là "màn dạo đầu" cho một tháng Năm còn tồi tệ hơn. Bất chấp đà suy yếu của đồng USD trên thị trường quốc tế, đồng Nhân dân tệ vẫn không hề có dấu hiệu phục hồi. Đây là một dấu hiệu báo động cho thấy tâm lý bearish trên thị trường có nguy cơ leo thang, đẩy đồng CNY vào vòng xoáy sụt giá không có hồi kết.

Tháng này, đồng CNY đã mất giá so với hầu hết các đồng tiền chính trên thế giới và đang tiến gần trở lại giới hạn của biên độ giao dịch cố định với đồng USD. Nguyên nhân chính cho sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư đặt cược rằng họ sẽ tiếp tục bán tháo tài sản Trung Quốc để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở những nơi khác, cùng với những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc.

Điều đáng báo động là sự suy yếu này xảy ra ngay cả khi đồng USD đang sụt giá trên diện rộng. Điều này cho thấy áp lực giảm giá đối với CNY chủ yếu đến từ sự bi quan về yếu tố cơ bản của kinh tế Trung Quốc, vì vậy việc đồng USD giảm giá hơn nữa sẽ không nhất thiết mang lại sự phục hồi đáng kể cho Nhân dân tệ.

Mặc dù sự sụt giảm của đồng CNY có thể khiến chính phủ Trung Quốc phải can thiệp để ngăn chặn, nhưng nó cũng đồng thời tạo ra những luồng ý kiến kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận đà sụt giá này. Bởi lẽ, đồng CNY yếu hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vốn đang trì trệ. Trên thực tế, PBoC có thể đã âm thầm thực hiện điều đó thông qua việc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu hàng ngày để định giá đồng CNY giảm nhẹ.

Đồng CNY tiếp tục suy yếu, tiến gần sát mức sàn biên độ giao dịch cố định một lần nữa

Chidu Narayanan, Giám đốc bộ phận chiến lược vĩ mô châu Á - Thái Bình Dương tại Wells Fargo cho biết: “Đồng USD tiếp tục mạnh lên cùng với đó là sự suy yếu kéo dài trong nước, rủi ro giảm phát có thể sẽ đẩy tỷ giá USDCNY lên cao hơn nữa.”

Đầu tháng Năm, đồng CNY khởi sắc nhờ kỳ vọng nước Mỹ có thể sắp bước vào chu kỳ giảm lãi suất. Tuy nhiên, sự lạc quan nhanh chóng bị lu mờ bởi những lo ngại về các gói kích thích kinh tế yếu của Trung Quốc, dấu hiệu dòng vốn chảy ra ngoài và căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thống kê từ Bloomberg cho thấy tính đến nay trong tháng Năm, đồng CNY đã mất giá so với tất cả 31 đồng tiền chính trên thế giới, ngoại trừ đồng peso Argentina. Đồng thời, đồng CNY cũng đang hướng đến tháng giảm giá tồi tệ nhất trong gần 1 năm so với rổ tỷ giá của 24 đối tác thương mại.

Fiona Lim, chiến lược gia bộ phận ngoại hối cấp cao tại Malayan Banking Berhad, cho rằng “ Đồng CNY sẽ tiếp tục yếu hơn so với hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) do triển vọng tăng trưởng mong manh và căng thẳng thương mại với các đối tác phương Tây”.

Tuy nhiên, PBoC dường như không vội vàng can thiệp để ngăn chặn đà sụt giảm của đồng CNY vì chưa có nhiều dấu hiệu của việc bán tháo hay ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán và trái phiếu. Thậm chí, Bắc Kinh có thể đang tận dụng đà suy yếu gần đây của đồng USD để chấp nhận cho CNY sụt giá nhẹ thông qua việc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu hàng ngày.

Những đồn đoán này đã đẩy các nhà đầu tư đổ xô bán tháo, khiến đồng CNY giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 và gần chạm mức sàn biên độ.

Nhìn về tương lai, Ngân hàng Standard Chartered đồng quan điểm với Maybank, cho rằng đồng CNY sẽ tiếp tục yếu hơn so với các đồng tiền khác, đặc biệt là trong những giai đoạn đồng USD suy yếu. Theo Becky Liu, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại StanChart, lý do là đồng CNY được quản lý chặt chẽ nên sẽ hưởng lợi ít hơn từ việc đồng USD mất giá.

Về lâu dài, vận mệnh của CNY phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Trong những tuần gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã tung ra một loạt các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, chẳng hạn như giảm tiền đặt cọc trước khi mua nhà và thúc đẩy phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt.

Chuyên gia Lim từ Maybank nhận định rằng "Sự suy yếu của đồng CNY và dòng vốn chảy ra nước ngoài dường như đang tạo thành một vòng luẩn quẩn. Điều này chỉ có thể đảo ngược nếu đồng USD và lãi suất giảm xuống hoặc niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi. Tuy nhiên, cả hai điều này hiện tại đều dường như đều khó có thể xảy ra."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh đóng cửa mới vào phiên giao dịch thứ Hai, được hậu thuẫn bởi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ sau thành quả ấn tượng trong tháng 11. Thị trường đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế tuần này, đặc biệt là báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025, nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ