Morgan Stanley cảnh báo cuộc bầu cử của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các giao dịch phổ biến

Morgan Stanley cảnh báo cuộc bầu cử của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các giao dịch phổ biến

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:02 04/06/2024

Theo Morgan Stanley, sự bất ổn gia tăng xung quanh cuộc bầu cử của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho một số giao dịch vĩ mô phổ biến nhất trong năm nay khi các nhà đầu tư vội vã cắt giảm khẩu vị rủi ro.

Một số chiến lược có thể bị siết chặt khi các nhà đầu tư rút lui trước tháng 11, các chiến lược gia Matthew Hornbach và James Lord cho biết.

Hầu hết các nhà đầu tư sẽ chọn cắt giảm rủi ro trong danh mục đầu tư của họ. Khi các nhà đầu tư đi đầu cắt giảm rủi ro phổ biến, thị trường vĩ mô có thể biến động theo cách khuyến khích một nhóm lớn hơn các nhà đầu tư tham gia.

Các nhà đầu tư đang đặt cược bullish đối với USD nhiều hơn

Họ lập luận rằng chỉ cần nhìn vào giai đoạn hậu đại dịch để thấy tác động quá lớn của các chính sách tài khóa đối với nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Vì vậy, các nhà đầu tư đang thận trọng hơn và điều chỉnh chiến lược đầu tư của họ để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất định chính trị trước cuộc bầu cử.

Theo Morgan Stanley, các vị thế thị trường vĩ mô sau đây có vẻ rủi ro khi cuộc bầu cử đang đến gần:

  • Các chiến lược đầu tư dựa trên lợi suất trái phiếu
  • TPCP Mỹ có thể được đầu tư ít hơn so với trái phiếu Châu Âu và Canada
  • TPCP Nhật Bản cũng có thể được đầu tư ít hơn. Sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ và tài khóa tại Mỹ có thể ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu Nhật Bản và làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư.
  • Vị thế long USD so với các nước trong nhóm G-10 và các nước trong thị trường mới nổi sẽ trở nên rủi ro hơn.

Hornbach và Lord cũng cho rằng các nhà đầu tư cần cẩn trọng với giả định rằng Fed sẽ giữ lãi suất cao lâu hơn nữa và chuẩn bị cho khả năng rằng chính sách tiền tệ có thể thay đổi, ảnh hưởng đến các vị thế đầu tư hiện tại.

"Giả định này có thể phù hợp tại một thời điểm nào đó, có thể là sau cuộc bầu cử, khiến lập trường chính sách của Fed có vẻ sẽ thắt chặt hơn nhiều so với suy nghĩ hiện tại", các chiến lược gia viết.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley dự kiến ​​Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ kết thúc năm ở mức 4.10% - thấp hơn khoảng 30 bps so với mức hiện tại. Họ cũng dự đoán đường cong lợi suất sẽ đảo ngược vào nửa đầu năm 2025.

Mặc dù các nhà đầu tư đang long USD rất nhiều, Hornbach và Lord vẫn dự đoán rằng đồng tiền này sẽ được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu ở các nơi khác giảm nhanh hơn và sự không chắc chắn liên quan đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Có nghĩa là USD có khả năng duy trì hoặc thậm chí tăng giá trị trong thời gian tới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Động lực hệ thống trợ cấp: Chìa khóa giải mã tình trạng thất nghiệp ở Anh
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Động lực hệ thống trợ cấp: Chìa khóa giải mã tình trạng thất nghiệp ở Anh

Tháng trước, chính phủ Anh đã công bố một loạt đề xuất nhằm "đưa nước Anh hoạt động trở lại", dựa trên tuyên bố rằng đất nước này đang đối mặt với tình trạng "tỷ lệ không hoạt động kinh tế tăng chóng mặt", với "2.8 triệu người bị loại khỏi lực lượng lao động do bệnh mãn tính kéo dài".
Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Âu giảm trước báo cáo việc làm của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Âu giảm trước báo cáo việc làm của Mỹ

Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng từ Mỹ, có thể ảnh hưởng đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang. Tại châu Á, các thị trường chứng khoán dao động trái chiều, với cổ phiếu Trung Quốc tăng trong bối cảnh kỳ vọng vào các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Đồng thời, các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao tình hình việc làm của Mỹ và triển vọng lãi suất của Fed trong tháng 12.
Nền kinh tế số một thế giới: Sự ngoại lệ của Mỹ với phần còn lại?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nền kinh tế số một thế giới: Sự ngoại lệ của Mỹ với phần còn lại?

Một suy nghĩ khác về chủ nghĩa ngoại lệ và sự khác biệt khổng lồ giữa cách tài sản châu Âu và Mỹ đã phản ứng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC). Nhìn qua lăng kính của các bong bóng thị trường lớn trong lịch sử đã vỡ tan, hiệu suất kém cỏi của châu Âu chính là điều đã được dự đoán. So sánh với điều đó, sự phục hồi của Mỹ thật khó hiểu.
Một Le Pen "sắc bén" có thể lèo lái nước Pháp ra khỏi "vực sâu" hiện tại?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Một Le Pen "sắc bén" có thể lèo lái nước Pháp ra khỏi "vực sâu" hiện tại?

Chính phủ Pháp đã sụp đổ. Trong lịch sử 66 năm của Đệ Ngũ Cộng hòa, chưa bao giờ một thủ tướng bị bãi nhiệm nhanh chóng đến vậy. Với việc quốc hội chia thành ba phe đối lập, cơ hội để có bất kỳ thay đổi chính sách mang tính quyết định nào, theo bất kỳ hướng nào, là gần như không có. Tình trạng trì trệ sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới.
ECB dự kiến cắt giảm lãi suất nhanh hơn để phục hồi nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

ECB dự kiến cắt giảm lãi suất nhanh hơn để phục hồi nền kinh tế

ECB được dự báo sẽ giảm lãi suất tiền gửi xuống 2% vào tháng 6/2025 sau một loạt các đợt cắt giảm liên tiếp, theo khảo sát của Bloomberg. Khoảng 65% chuyên gia kỳ vọng rằng chính sách lãi suất sẽ chuyển sang mức kích thích kinh tế vào cuối năm 2025, phản ánh áp lực từ tăng trưởng chậm và lạm phát yếu trong khu vực đồng euro.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ