Morgan stanley cảnh báo về 3 yếu tố cần cảnh giác đối với S&P 500

Morgan stanley cảnh báo về 3 yếu tố cần cảnh giác đối với S&P 500

19:54 01/09/2020

S&P 500 đã tăng ấn tượng hơn 55% kể từ vùng đáy ngày 23/3, kết thúc pha điều chỉnh giảm nhanh nhất trong lịch sử. Tuy nhiên giờ đây, chuyên gia Lisa Shalett từ Morgan Stanley cho rằng thị trường chứng khoán sẽ bước vào giai đoạn tích lũy dựa trên ba 3 dấu hiệu về sự mất kết nối rất đáng lo ngại đối với sức khỏe thị trường.

Trong lịch sử, mức tăng hàng năm của chỉ số S&P500 và những thay đổi trong chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ của Conference Board thường sẽ song hành cùng nhau. Tuy nhiên hiện nay, sự khác biệt giữa S&P500 và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang nghiêm trọng nhất trong 20 năm trở lại đây. Niềm tin tiêu dùng được công bố gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua, tệ hơn cả hồi tháng 4, khoảng thời gian nền kinh tế đang ngừng hoạt động. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 đã thiết lập đỉnh cao mọi thời đại mới tại 3,508 vào ngày 28/8. Hiện chỉ sô này đã cao hơn 5% so với  mức đỉnh trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra vào tháng 2 và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số đo lường độ bất ngờ về kinh tế của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục, sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và doanh số bán nhà cùng các đơn đặt hàng lâu bền đều đã hỗ trợ cho luận điểm của chúng tôi về mô hình phục hồi kinh tế hình chữ V. Nhưng thay vì nhìn vào thủy triều đang khiến cho các con tàu dâng lên, mối tương quan giữa các nhóm ngành trong S&P 500 đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. Các lĩnh vực theo yếu tố chu kỳ và giá trị truyền thống đang đánh mất vị trí dẫn đầu thị trường, vốn bị thống trị bởi một nhóm nhỏ những công ty có vốn hóa và mức độ tăng trưởng lớn, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ. Điển hình như tài chính, một lĩnh vực thường hoạt động tốt trong thời kỳ kinh tế phục hồi nhưng hiện giờ lại đang suy yếu.

Khi lợi suất trái phiếu giảm, cổ phiếu trong các lĩnh vực có xu hướng ít biến động và có mức cổ tức cao thường hoạt động tốt hơn do thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Nhưng gần đây, những dòng cổ phiếu này đã bị bỏ lại phía sau, điển hình là nhóm ngành tiện ích, nhu yếu phẩm, uỷ thác đầu tư bất động sản. Tất nhiên, bất động sản thương mại đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái do COVID-19 gây ra, nhưng lý do này có vẻ như không hợp lý đối với tôi, đặc biệt là với triển vọng lãi suất tiếp tục thấp và sự yếu kém của nhóm cổ phiếu tài chính.

Lời kết

Những diễn biến kỳ lạ như đề cập ở trên có thể sẽ mang đến cơ mội cho nhà đầu tư. Chúng tôi khuyến nghị nên chờ đợi một pha điều chỉnh của chỉ số S&P 500 để đầu tư vào các lĩnh vực đang bị tụt lại phía sau, ví dụ như tài chính, công nghiệp, vật liệu và chăm sóc sức khỏe. Các lĩnh vực này có tiềm năng hoạt động tốt hơn một khi các nhà đầu tư cởi mở hơn và đón nhận sự phục hồi hình chữ V đang bắt đầu xuất hiện của nền kinh tế.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ