Một cuộc suy thoái vẫn đang hình thành mặc cho loạt dữ liệu kinh tế khả quan?

Một cuộc suy thoái vẫn đang hình thành mặc cho loạt dữ liệu kinh tế khả quan?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:46 29/06/2022

Bất chấp tình hình dịch Covid dần tiến triển từ Trung Quốc, chứng khoán Mỹ vẫn giảm mạnh sau khi dữ liệu niềm tin tiêu dùng, tụt về mức thấp thời kỳ khủng hoảng năm 2015/2016, đã dội gáo nước lạnh vào thị trường.

Rất khó để xác định xu hướng thị trường những ngày này: trong khi hàng loạt dữ liệu tốt được công bố hôm qua, thì dữ liệu yếu hôm nay đã cho thấy dấu hiệu về một cuộc suy thoái.

Niềm tin người tiêu dùng chạm mức đáy nhiều năm bởi giá xăng tăng cao và các áp lực giá cả khác, có thể đẩy giá dầu thô Brent lên mốc $114 - bằng chứng cho thấy lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt.

Phe gấu vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi để xác minh rằng người tiêu dùng Mỹ đang chùn bước. Nhu cầu tiêu dùng yếu hơn sẽ làm gia tăng khả năng suy thoái, đẩy mức thu nhập xuống mức thấp mới. Vì vậy, xu hướng của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và EU gần đây sẽ phụ thuộc phần lớn vào dữ liệu thu nhập từ nền kinh tế.

Định hướng thắt chặt mạnh tay từ ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát do giá dầu tăng, sẽ vẫn còn là trở ngại lớn tới thị trường chứng khoán. Giá dầu tụt dốc khiến kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt và dự báo thắt chặt giảm, đã giúp chứng khoán tăng hồi đầu tuần. Giờ đây, khi dầu tăng cao trở lại, mọi thứ đang đi theo hướng ngược lại.

Giá dầu tăng cao

Biến động trên thị trường dầu vẫn còn âm ỉ trước các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, cuộc họp G7 và các bình luận xung quanh công suất dự phòng của UAE và Saudi. Câu hỏi đặt ra là khi nào các cuộc đàm phán về nguồn cung từ EU/Mỹ với Iran và Venezuela sẽ kết thúc?

Giá dầu đang tăng mạnh trở lại, sau số liệu công suất dư thừa từ Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất không đạt kỳ vọng; trong khi đó, gián đoạn tại Libya và Ecuador trong bối cảnh bất ổn chính trị có thể đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu.

Động lực thúc đẩy giá dầu cũng có thể tới từ việc chính phủ Trung Quốc nới lỏng một số lệnh phong tỏa, mở cửa cho đường bay tại ASEAN. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy kể từ khi đại dịch bắt đầu, cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình chống Covid.

Áp đặt mức giá trần nhằm vào Nga

Mục đích của G-7 là không để Nga thu lợi từ giá năng lượng cao. Nhưng bên cạnh đó, phản ứng dữ dội về chi phí năng lượng tăng cao tại các quốc gia cũng là những áp lực chính trị nội bộ cần giải quyết. Tuy vậy, việc thảo luận và thực hiện là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù không khó để hạn chế nguồn cung dầu của Nga, nhưng để áp trần giá lại là một vấn đề khác, đặc biệt là hạn chế hoặc chấm dứt nguồn cung của Nga sẽ khiến giá dầu tăng.

Fxstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ