Giá vàng tăng đã gây ra những diễn biến "lạ lùng" trong suốt năm qua. Khi liên tục thiết lập các mức đỉnh mới, giá vàng dường như đã tách khỏi các yếu tố ảnh hưởng truyền thống như lãi suất, lạm phát và USD. Hơn nữa, sự tăng trưởng ổn định của kim loại này lại trái ngược với những biến động của các tình hình địa chính trị quan trọng.
Vàng đã có hiệu suất tốt trong năm 2024 do nhu cầu từ các NHTW, lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed và rủi ro địa chính trị. Mặc dù hoạt động mua vàng của nhà đầu tư cá nhân vẫn còn hạn chế, nhưng triển vọng nhu cầu vẫn còn do kim loại quý này đang trở thành một công cụ phòng vệ thích hợp trong bối cảnh thị trường chứng khoán và trái phiếu đang trở nên đắt đỏ.
Giá vàng đang tăng vọt mặc dù tâm lý nhà đầu tư ngày càng lạc quan và các chỉ số việc làm vẫn mạnh mẽ. Thông thường, vàng thường tăng giá khi nhà đầu tư cảm thấy lo ngại, nhưng hiện tại, thị trường lại chứng kiến vàng lập đỉnh trong bối cảnh niềm tin vào kinh tế tăng cao. Điều này đặt ra câu hỏi: ai đang mua vàng và lý do thực sự đằng sau đà tăng mạnh của kim loại quý này là gì?
Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone đã giảm mạnh và bất ngờ trong tháng này, với ngành dịch vụ - chiếm tỷ trọng lớn - đình trệ trong khi đà suy giảm trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng. Đà suy thoái dường như lan rộng khắp khu vực, với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - chứng kiến sự suy giảm ngày lớn, trong khi Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực - trở lại trạng thái thu hẹp sau khi được thúc đẩy bởi Thế vận hội vào tháng 8.
Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
ECB nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi ở mức 25 điểm cơ bản trong tuần tới. Thậm chí, NHTW này có thể sẽ cắt giảm cả lãi suất tái cấp vốn thêm 60 điểm cơ bản để thu hẹp mức chênh lệch giữa hai loại lãi suất này, nhằm giữ cho biến động trên thị trường tiền tệ ở mức thấp. Quan điểm chung của các quan chức ECB sẽ ở mức khá cân bằng, vì một số thành viên "ôn hòa" trong Hội đồng Thống đốc có thể muốn có thêm một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 10 do lo ngại về rủi ro kinh tế, trong khi các thành viên khác lại mong muốn một cách tiếp cận thận trọng hơn.
Đồng Yên Nhật đã trải qua vùng đáy 34 năm trong thời gian qua. BoJ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất, trong khi các NHTW khác như Fed được kỳ vọng một cách mạnh mẽ rằng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước thu hẹp, dòng vốn nước ngoài đổ vào gia tăng và sự can thiệp của chính phủ sẽ hỗ trợ đồng JPY tăng giá trở lại trong tương lai.
Với căng thẳng địa chính trị, kỳ vọng cắt giảm lãi suất, lạm phát và nhu cầu của các NHTW đang ngày càng được quan tâm, triển vọng giá vàng năm 2024 và sau đó sẽ như thế nào?
Sau một khoảng thời gian đi ngang dai dẳng, lạm phát đã suy yếu ở nhiều nền kinh tế và kỳ vọng các NHTW cắt giảm lãi suất điều hành đã trở lại trong ngắn hạn. Vậy con đường của Australia nói chung và RBA nói riêng có gì khác biệt so với các quốc gia trên?
Liệu vị thế của USD như một đồng tiền dự trữ hàng đầu có bị đe dọa bởi một thế giới ngày càng trở nên đa cực hay không? Một chuyên gia kinh tế hàng đầu đưa ra triển vọng của mình