Một đất nước châu Á vượt Mỹ trở thành quán quân thị trường chứng khoán toàn cầu

Một đất nước châu Á vượt Mỹ trở thành quán quân thị trường chứng khoán toàn cầu

17:41 17/09/2021

Năm nay chứng khoán Mỹ và châu Âu đều có bước tiến thần tốc, nhưng thị trường nhỏ bé của Mông Cổ mới là nhà vô địch.

Thị trường chứng khoán nóng bỏng nhất thế giới nằm ở thủ đô lạnh giá nhất toàn cầu.

Chỉ số MSE Top 20, đại diện cho các công ty lớn nhất ở Mông Cổ, đã tăng gần 130% trong năm 2021. Đây là thành tích lớn nhất trong số các chỉ số chứng khoán chính do Bloomberg theo dõi. Tuy chuỗi giảm điểm trong tuần này khiến một số nhà đầu tư lo ngại bữa tiệc sắp kết thúc, những người lạc quan vẫn tin rằng thị trường Mông Cổ sẽ còn lên cao hơn nữa.

Ông Bilguun Ankhbayar, Phó Chủ tịch phát triển kinh doanh của Erdene Resource Development, công ty Canada đang khai thác vàng và đồng tại quốc gia này cho biết: "Thị trường chứng khoán Mông Cổ có tiềm năng cao như trời xanh, vì nó đang lớn lên từ nền tảng rất nhỏ".

Thành tích của chứng khoán Mông Cổ gợi nhớ đến lợi nhuận khủng từ cổ phiếu meme và tiền mã hóa trong cơn điên đầu tư thời đại dịch. Những người lạc quan có thể lập luận rằng nền móng cho đà tăng của thị trường Mông Cổ là vững chắc.

GDP Mông Cổ tăng trưởng 6,3% trong nửa đầu năm nhờ vào xuất khẩu hàng hóa bao gồm than và đồng, phần lớn là bán sang Trung Quốc. Cơn khát nguyên liệu thô của người láng giềng khổng lồ là động lực chính cho sự hồi phục của nền kinh tế giàu tài nguyên Mông Cổ.

Ông Thomas Hugger, CEO Asia Frontier Capital, cho biết Mongolian Mining niêm yết trên thị trường Hong Kong là cổ phiếu Mông Cổ tăng giá mạnh nhất trong quỹ đầu tư của ông. Mongolian Mining nhảy vọt 225% trong năm nay.

Nhưng bữa tiệc này không chỉ dành cho công ty khai thác mỏ.

Cổ phiếu Apu Company, nhà sản xuất vodka, rượu và đồ giải khát, tăng gần 130% trong năm nay. Sự tái xuất hiện của lợi nhuận quy mô lớn đến vậy có thể là dấu hiệu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Mông Cổ sẽ tiếp tục bùng nổ, hoặc là cảnh báo về bong bóng.  Apu Company là công ty lớn nhất niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Mông Cổ, vốn hóa 517 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến tuần trước, giá cổ phiếu Ulsiin Ikh Delguur, nhà vận hành trung tâm thương mại 100 năm tuổi tại thủ đô Ulaanbaatar, đã phi mã 613%. Chỉ số MSE Top 20 cũng lập đỉnh lịch sử trong tuần vừa rồi.

Đây không phải lần đầu tiên chứng khoán Mông Cổ có thành tích ấn tượng đến vậy. Chỉ số chính của nước này tăng 400% năm 2007 và tiến thêm 138% năm 2010. Nhưng MSE Top 20 cũng ghi nhận 5 năm sụt giảm liên tục từ 2012 đến 2016.

Nền kinh tế thế giới đang vật lộn với cuộc phục hồi bất ổn và gập ghềnh. Các ngân hàng đầu tư lớn cũng cảnh báo về định giá quá cao tại các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Do đó, khả năng thị trường Mông Cổ hạ cánh cứng cũng không thể loại trừ.

CEO Hugger cho biết: "Chúng tôi dự đoán chỉ số MSE Top 20 sẽ đi ngang hoặc có xu hướng giảm nhẹ". Quỹ AFC Asia Frontier Fund của ông phân bổ 19% tài sản đầu tư vào Mông Cổ. "Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng các cổ phiếu định giá thấp tụt hậu trong thời gian qua sẽ vùng dậy trong vài tháng tới". ông nói tiếp.

Bà Angarag Byambajav, nhà môi giới tại Mongolia International Capital, nói rằng nhiều khả năng nguyên nhân thị trường Mông Cổ tăng dữ dội là do được thúc đẩy bởi lượng tiền mặt dư thừa của người dân địa phương, sau khi chính phủ kích thích để giảm thiểu tác động của đại dịch. Do đó, hiện tượng này có thể không kéo dài.

"Thị trường nhất định sẽ tự điều chỉnh. Trên thực tế, chúng tôi nghĩ rằng sự điều chỉnh đang diễn ra", bà nói.

Link gốc tại đây.

Theo Vietnambiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ