Một nghiên cứu của Fed đưa ra lời cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Với việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã có những động thái tăng lãi suất mãnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, câu hỏi được đặt ra họ sẽ thắt chặt chính sách đến khi nào?
Trên thực tế, có vẻ như chủ đề này đã được thảo luận tại cuộc họp của ECB vào tháng trước, mặc dù những lo ngại này là quá sớm. Khi lãi suất tăng từ mức thấp lên một phạm vi mà họ cần để kiềm chế tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng trung ương sẽ cần phải cố gắng hơn rất nhiều. Liệu các quan chức chính sách có khả năng tăng lãi suất đến mức gây ra một cuộc khủng hoảng trên thị trường không?
Có thể - nhưng đừng đổ lỗi cho việc thắt chặt. Thay vào đó, điều này là do chính sách siêu nới lỏng trước đó. Ít nhất, đây là kết luận của một nghiên cứu vừa được công bố bởi Fed tại San Francisco.
Bài nghiên cứu cho biết: “Lập trường chính sách nới lỏng trong một khoảng thời gian dài khiến thị trường tài chính dễ bị suy yếu trong vài năm tới. Điều này có liên quan đến sự dao động trong các biến số tài chính đã được xác định là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng hỗn loạn tài chính. Các nhà hoạch định chính sách nên chú ý đến các rủi ro do giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài, và cần cân nhắc những lợi ích ngắn hạn cùng với hậu quả trung hạn của chính sách tiền tệ nới lỏng.”
Điều này sẽ khiến nhiều ngân hàng trung ương sẵn sàng tung rất nhiều tiền ra thị trường và sau đó một số sẽ cắt giảm lãi suất xuống mức cực thấp. BoE là một trường hợp điển hình. Khi lãi suất chạm đáy trước lúc lạm phát xuất hiện, thị trường nhà đất đã phát triển mạnh mẽ, và ít người nghĩ đến nguy cơ lãi suất tăng vọt. Tuy nhiên, hiện nay, đây là một vấn đề lớn đối với nhiều chủ sở hữu nhà đất và BoE - vốn đã tham gia vào cuộc chiến chống lạm phát - dường như đang gặp khó khăn.
Và đừng quên rằng cuộc khủng hoảng quỹ hưu trí của Anh vào năm ngoái cuối cùng đã thúc đẩy giới đầu tư tìm kiếm các giao dịch hoán đổi có đòn bẩy. Nhưng BoE không phải là ngân hàng duy nhất gặp khó khăn.
Nếu cảm thấy thị trường thắt chặt quá mức, đó là bởi vì các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với hai vấn đề cùng một lúc: một là sự phát triển quá mạnh mẽ của thị trường và hai là việc chậm trễ khi lạm phát bắt đầu xuất hiện.
Và bài học dành cho các ngân hàng trung ương trong bối cảnh lạm phát có thể là việc bơm tiền vào nền kinh tế ngay khi có dấu hiệu khó khăn đi kèm với lãi suất cao. Như bài nghiên cứu cho biết, “cuộc khủng hoảng tài chính được dự đoán sẽ xảy ra bởi việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong vài năm tới.”
Bloomberg