Một pha short squeeze đã hỗ trợ chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong nửa năm sau báo cáo lạm phát

Một pha short squeeze đã hỗ trợ chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong nửa năm sau báo cáo lạm phát

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:41 15/11/2023

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo lạm phát thấp hơn dự báo. Phiên tăng cũng là phiên mạnh nhất kể từ tháng 5 nhờ sự sai lầm của phe bán.

Rổ cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất của Goldman Sachs, bao gồm những cái tên như Beyond Meat và Maxeon Solar Technologies, đã tăng tới 6.8% trong phiên trước khi thoái lui nhẹ, nhưng vẫn vượt xa mức tăng 2% của S&P 500. Theo Chris Murphy, đồng giám đốc chiến lược phái sinh tại Susquehanna International Group, khoảng cách đó cho thấy một số nhà đầu tư đang phải cắt vị thế short, điều thường đẩy cổ phiếu tăng cao.

“Thị trường đang trong chế độ short covering trong hoảng loạn. Một khi những giao dịch bán khống đó bị quét hết, đó có thể là dấu hiệu cho thấy pha tăng sắp kết thúc.”

Thị trường đang ngày càng tin rằng lãi suất đang đạt đỉnh và Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất. S&P 500 đã tăng 9% trong 12 phiên vừa qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư bỏ qua lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông và nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa.

Đà phục hồi của thị trường cũng diễn ra trên diện rộng: Chỉ số NYFANG+ của những công ty dòng tiền tốt như Microsoft và Tesla đang hướng tới tháng 11 tốt nhất từ trước đến nay, trong khi các công ty công nghệ thua lỗ đang tăng 11% trong tháng. Chỉ số Russell 2000 có phiên tốt nhất trong một năm.

Theo Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại LPL Financial, “thị trường đang rất FOMO. Lạm phát đang giảm và thị trường rõ ràng đang ăn mừng điều đó. Nhưng cùng với đó, cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc. Thị trường vẫn đang hỏi: ‘Điều này có hợp lý không?’”

Các nhà đầu tư ngày càng cảm thấy thoải mái hơn với tài sản rủi ro, buộc phe bán khống phải thoát vị thế. Rổ cổ phiếu bán khống của Goldman đang hồi phục sau giai đoạn ảm đạm 3 tháng qua, khi chiến lược mua những cổ phiếu mất nhiều thời gian để cover short nhất đang giảm 40%, xóa sạch đà tăng đạt được từ tháng 1 đến tháng 7.

Mùa của phe mua

Các chỉ số thời vụ đã chuyển sang bullish trong tháng 11 sau 3 tháng giảm. Trong lịch sử, tháng 11 là tháng mạnh nhất đối với chứng khoán và là khởi đầu của cả giai đoạn hai và sáu tháng mạnh nhất, theo LPL Financial.

Nhưng vẫn có những điểm yếu trong tháng 11. Theo Jeffrey Hirsch, biên tập viên của Stock Trader's Almanac, thị trường có xu hướng đi ngang từ giữa tháng đến kỳ nghỉ lễ Tạ ơn của Mỹ trước khi hồi phục vào cuối tháng.

Phe mua sẽ cần động lực đó xuất hiện và tiếp tục vào cuối năm. Trong khi một cuộc khảo sát của JPMorgan cho thấy 36% khách hàng của họ có kế hoạch tăng tỷ trọng cổ phiếu, gần 70% không có muốn mua nhóm cổ phiếu Magnificent Seven - Apple, Alphabet, Amazon, Meta, Microsoft, Nvidia và Tesla, do triển vọng của phần lớn về lợi nhuận và doanh thu quý IV đều mờ nhạt.

S&P 500 đã tăng không ngừng kể từ khi chạm đáy ngày 27/10. Một nghiên cứu của Deutsche Bank về hiệu suất của S&P 500 từ năm 1928 cho thấy ngày 27/10 là ngày đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn giảm mùa thu và bắt đầu giai đoạn tăng cuối năm.

Các nhà đầu tư đang dần để ý. Thước đo của Deutsche Bank về vị thế liên quan đến cổ phiếu của các nhà đầu tư có cố vấn đã tăng lên bullish vào tuần trước sau khi lơ lửng dưới mức trung lập trong hơn một tháng.

Theo Damanick Dantes, chiến lược gia danh mục đầu tư tại Global X, “hiện tại, tính thời vụ tích cực và hoạt động short cover ngắn hạn sẽ tiếp tục hỗ trợ môi trường risk-on, được củng cố bởi lợi suất giảm. Thị trường đang tiếp tục kỳ vọng rằng Fed đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ