Một trong những chiến lược gia bi quan nhất với chứng khoán Mỹ đang thay đổi suy nghĩ
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán mạnh đến mức một trong những chuyên gia hàng đầu của Wall Street đang trở nên lạc quan hơn. Điều đó nói lên rằng triển vọng đã được cải thiện đáng kể.
S&P 500 đã tăng 28% từ mức đáy tháng 10 năm ngoái mặc dù có lo ngại rằng việc tăng lãi suất của Fed nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ có thể gây ra suy thoái. Ngay cả sự sụp đổ của các ngân hàng vào đầu năm cũng không làm trì hoãn sự tăng trưởng.
Fed và các ngân hàng lớn đã can thiệp để củng cố thanh khoản trong hệ thống tài chính và suy thoái đã không xảy ra, vì vậy thị trường cổ phiếu duy trì sức mạnh. Các nhà đầu tư đang xem xét những tác động tiềm tàng từ lãi suất cao, chờ đợi sự kết thúc của chu kỳ tăng lãi suất và lấy nhu cầu mạnh mẽ và lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên trong năm tới làm nền tảng.
Hiện tại, P/E dự phóng 1 năm của S&P 500 đã tăng từ 15 lên gần 20. Lãi suất cao hơn thường có tác động trễ đối với nền kinh tế, vì vậy tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại.
Các nhà phân tích đã hạ dự báo về lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay. Trong khi lạm phát giảm sẽ mang lại nhiều tiền hơn cho người tiêu dùng, doanh số bán hàng có thể giảm trong tương lai gần khi các công ty tăng giá ít hơn. Điều đó có thể làm giảm biên lợi nhuận và EPS.
Lạm phát giảm và thị trường chứng khoán tăng điểm bất chấp lãi suất cao là hai yếu tố chủ chốt cho dự báo bearish của Mike Wilson, chiến lược gia cổ phiếu trưởng của Morgan Stanley. Mục tiêu của ông cho S&P 500 là 4,200 vào giữa năm tới, tương đương với mức giảm 8%, nhưng kịch bản tồi tệ nhất của ông là thị trường có thể giảm 19% xuống 3,700.
Bình luận gần đây của ông hơi bullish hơn một chút. Vài ghi chút nghiên cứu trong năm nay nói rằng thị trường đứng trước nhiều rủi ro giảm, nhưng nhận định đầu tuần của ông đã bỏ qua những rủi ro này.
Wilson cũng gọi các phiên tăng điểm đó đến từ kỳ vọng chính sách của Fed. Ông so sánh đà tăng gần đây của cổ phiếu với những gì đã xảy ra vào cuối năm 2018 và năm 2019, khi cổ phiếu bắt đầu tăng trước kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng và Fed hạ lãi suất.
Thị trường sẽ tiếp tục hành động theo kỳ vọng Fed nới lỏng hơn, ông nói thêm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã nói rằng việc cắt giảm lãi suất trong năm 2023 không khả thi.
Nhìn chung, "phân tich từ năm 2019 cho thấy thị trường có nhiều dư địa tăng hơn. Một số người cho rằng chúng ta đang trong một chu kỳ tăng mới. Mặc dù chúng tôi không phản đối quan điểm này, hưng chúng tôi muốn thấy nhiều dữ liệu và chỉ số liên quan đến chu kỳ kinh doanh tăng cao hơn".
Cụ thể, Morgan Stanley muốn thấy nhiều nhóm cổ phiếu tăng hơn. Quỹ ETF Invesco S&P 500 Equal Weight (RSP), đặt trọng số tương đương nhau cho mỗi cổ phiếu để không bị ảnh hưởng bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn, mới chỉ tăng khoảng 7% trong năm nay, chưa bằng 1 nửa của chỉ số S&P 500.
Một dấu hiệu tích cực khác, theo Morgan Stanley, là lãi suất ngắn hạn giảm. Điều đó sẽ hỗ trợ hoặc thậm chí kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng chưa nâng dự báo S&P 500, nhưng rõ ràng đang theo dõi các yếu tố liên quan. Trong khi đó, các chiến lược gia Citigroup và Piper Sandler đã nâng dự báo S&P 500 tuần này khi thị trường tăng điểm.
Bloomberg