Mức tăng 27% của đô la Úc khiến trạng thái Short của các quỹ phòng hộ chịu áp lực mạnh
Đà tăng không ngừng nghỉ của đô la Úc kéo dài nỗi đau cho các quỹ phòng hộ đang mở trạng thái ngược lại với đợt tăng giá của nó. Các quỹ này đang chờ đợi dữ liệu kinh tế tuần này sẽ hỗ trợ cho vị thế bearish của họ.
Đồng AUD, đại diện cho khẩu vị rủi ro, đã tăng 27% so với đồng bạc xanh (USD) kể từ mức thấp nhất 18 năm giữa tháng Ba trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi khi nới lỏng lệnh cách ly. Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) đã ngừng việc can thiệp đồng tiền vào tuần trước, điều này thúc đẩy nó tăng cao hơn.
Trong khi đó, các quỹ phòng hộ đặt cược rằng nền kinh tế tăng trưởng chậm tìm cách giảm giá trị đồng tiền quốc gia hiện đang phải chịu áp lực lớn. Sự kiên nhẫn đang giảm dần khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất của Úc, chỉ có tác động rất nhỏ đối với Aussie.
Các quỹ phòng hộ đang giữ vị thế Short vượt mức 15,400 hợp đồng tính từ 02/06, vị thế lớn nhất trong vòng 2 tháng, theo dữ liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa Tương lai (CFTC). Nỗi đau còn tăng thêm dựa trên thực tế là họ đang giữ một vị thế mua ròng (net Long) trong 7 tuần trước khi quyết định bán khống (Short) vào tháng Ba.
Dữ liệu kỹ thuật phần nào đã an ủi các quỹ phòng hộ này khi cặp AUD/USD không thể phá vỡ mức kháng cự đầu tiên ở mức cao nhất tháng 12 tại 0.7032 vào tuần trước. Hơn nữa, đô la Úc đang nằm trong vùng quá mua, theo chỉ báo stochastic, một chỉ báo động lượng, báo hiệu sự tăng giá tiếp theo có thể bị hạn chế.
Dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp Úc trong tuần này có thể hỗ trợ trạng thái cho các quỹ phòng hộ nếu dữ liệu cho thấy tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định và quyết đoán. Nếu không nỗi đau của các quỹ sẽ còn kéo dài dai dẳng.
“Trong tương lai gần, AUD vẫn sẽ được hỗ trợ, và có khả năng phá vỡ ngưỡng 0.70 khi thị trường tiếp tục tập trung vào những tin tức tích cực”, theo Eugenia Fabon Victorino, trưởng phòng quản trị chiến lược tại SEB, Singapore. “Việc RBA giữ quan điểm không theo đuổi lãi suất âm sẽ cung cấp một điểm hỗ trợ chắc chắn cho bất cứ pha điều chỉnh giảm nào của AUD.”
Dưới đây là những dữ liệu và sự kiện kinh tế quan trọng của châu Á:
- Thứ Hai, 08/06: Dữ liệu nhà đất quý 1 của New Zealand, số liệu tài khoản vãng lai và GDP quý 1 của Nhật Bản.
- Thứ Ba, 09/06: Dữ liệu niềm tin của doanh nghiệp và quảng cáo việc làm tại Úc, niềm tin của doanh nghiệp New Zealand và thu nhập tiền mặt của lao động Nhật Bản.
- Thứ Tư, 10/06: Niềm tin của người tiêu dùng và các khoản cho vay mua nhà tại Australia, dữ liệu về hoạt động sản xuất quý 1 tại New Zealand, chỉ số PPI và đơn đặt hàng máy móc tại Nhật Bản, chỉ số CPI và PPI của Trung Quốc, cán cân thương mại của Philippines.
- Thứ Năm, 11/06: Chi tiêu bán lẻ của New Zealand, chỉ số BSI quý 2 của Nhật Bản, sản xuất công nghiệp tại Malaysia.
- Thứ Sáu, 12/06: Chỉ số PMI sản xuất tại New Zealand, sản xuất công nghiệp tại Nhật Bản, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản, CPI và sản xuất công nghiệp tại Ấn Độ.