Mỹ hỗ trợ các công ty và giảm thuế để kéo các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc

Mỹ hỗ trợ các công ty và giảm thuế để kéo các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc

09:34 19/05/2020

Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ đang đưa ra các đề xuất để thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển hoạt động hoặc các phần cung ứng trọng yếu ra khỏi Trung Quốc, bằng cách giảm thuế, ban hành các quy tắc mới, và thiết lập cẩn trọng hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp.

Các cuộc phỏng vấn với hàng chục quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, với các giám đốc điều hành trong nhiều ngành, và với các thành viên của Quốc hội cho thấy các cuộc thảo luận rộng rãi đang diễn ra - bao gồm cả ý tưởng về một quỹ đầu tư để đưa sản xuất trở về nước, bắt đầu với 25 tỷ đô la - để khuyến khích các công ty Mỹ cải tổ mạnh mẽ mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa ngành sản xuất trở về từ nước ngoài, nhưng sự lan rộng của coronavirus gần đây và những lo ngại liên quan đến sự phụ thuộc chuỗi cung ứng y tế và thực phẩm của Mỹ vào Trung Quốc đang "thúc đẩy nhanh chóng" các ý tưởng mới trong Nhà Trắng.

Vào thứ 5 tuần trước, Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép các văn phòng đại diện đầu tư của Mỹ tại nước ngoài có khả năng giúp đỡ các công ty sản xuất ở Mỹ. Trump cho biết: "Mục tiêu là để sản xuất mọi thứ nước Mỹ cần, tiêu dùng trong nước và sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả thuốc men."

Nhưng chính quyền Trump vẫn bất đồng ý kiến về cách tiến hành tốt nhất và vấn đề này khó có thể được giải quyết trong gói kích thích tài khóa tiếp theo để bù đắp cho suy thoái do COVID-19 gây ra. Quốc hội đã bắt tay vào xây dựng một gói kích thích tài khóa khác nhưng vẫn chưa rõ khi nào nó có thể thông qua.

Sự thúc đẩy này tạo ra hiệu ứng cộng hưởng đặc biệt trong năm bầu cử. Dù rằng các đề xuất theo hướng tẩy chay Trung Quốc và ưu tiên công việc dành cho người Mỹ có thể lấy lòng cử tri, thì việc hoàn thuế hoặc giảm thuế cho các công ty từng xây dựng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc vào thời điểm mà doanh nghiệp nhỏ đang vật lộn lại là điều không khôn ngoan.

Sự đồng thuận của hai đảng

Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang lập các dự luật để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, chiếm khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2019.

"Toàn bộ các chủ đề về chuỗi cung ứng và tính minh bạch của nó chiếm vị trí lớn trong tâm trí của các thành viên" - Hạ nghị sĩ, thành viên đảng Cộng hòa Mac Thornberry, trả lời các phóng viên ngày 7 tháng 5 vừa qua.

Chuỗi cung ứng về y tế và hàng hóa liên quan đến lĩnh vực quốc phòng đứng đầu trong danh sách này.

"Virus Corona là một lời cảnh tỉnh rằng chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc để cung cấp thuốc men và nguồn y tế quan trọng" - Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ 6 tuần trước. Ông dự kiến sẽ đưa ra dự luật mới trong tuần này.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley đang thúc đẩy các quy tắc địa phương cho chuỗi cung ứng y tế và trợ cấp đầu tư hào phóng, để khuyến khích tăng sản xuất một loạt các hàng hóa và linh kiện trong nước. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã giới thiệu một dự luật ngày 10 tháng 5 sẽ cấm bán một số hàng hóa nhạy cảm cho Trung Quốc và tăng thuế đối với các công ty Mỹ có thu nhập từ Trung Quốc.

Một dự luật song đảng được giới thiệu bởi Đại diện Đảng Dân chủ Anna Eschoo và Đại diện Đảng Cộng hòa Susan Brooks sẽ ủy nhiệm một hội đồng để đề xuất các cách để cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dược phẩm từ Trung Quốc.

Đạo luật "SOS Act" của đại diện Đảng Cộng hòa Mark Green đề xuất viện trợ tiếp quản các công ty “dễ chịu tổn thương” của Mỹ mà đóng vai trò quan trọng với an ninh quốc gia.

Các nhà lập pháp cũng hy vọng đưa các điều khoản về việc kéo các chuỗi sản xuất nước ngoài của công ty Mỹ về nước vào Đạo luật Ủy quyền quốc phòng Quốc gia (NDAA), một chính sách thiết lập dự luật trị giá 740 tỷ đô la cho Lầu năm góc mà quốc hội thông qua hàng năm

Trả tiền để ở lại

Một ý tưởng gây tranh cãi đang được bàn tán tại Washington là sẽ phân bổ 25 tỷ đô la cho các công ty sản xuất hàng hóa thiết yếu để đưa dây chuyền sản xuất về nước, bảo đảm rằng ngay cả khi sản phẩm ở xa chuỗi cung ứng thì tất cả đều có nguồn gốc trong nước, theo hai quan chức chính quyền Mỹ.

Không có nhà lập pháp nào công khai chấp nhận điều này, nhưng một số trợ lý Quốc hội thừa nhận nó là một phần của cuộc thảo luận lớn trong Quốc hội. Một trong những quan chức hành chính cho biết các bang có thể điều hành các quỹ thông qua các tổ chức phát triển kinh tế riêng biệt

Đó sẽ là một lợi ích cho các tiểu bang đang vật lộn để thanh toán hóa đơn của chính họ sau lệnh đóng cửa khắp đất nước, đang khiến giảm mạnh nguồn thu từ thuế và tăng mạnh các chi phí liên quan đến COVID-19, một quan chức nhà nước cho biết.

Nhưng với những lo ngại về việc chính phủ thiết lập "chính sách công nghiệp", khái niệm trợ cấp trực tiếp vẫn đang gây tranh cãi và có nhiều ý kiến xung quanh nó, ngay cả giữa các cố vấn cấp cao của tổng thống Trump. 

"Việc trợ cấp hoàn toàn sẽ không đi đến đâu", theo nguồn tin từ các quan chức. "Trong nội bộ, một số người đang chất vấn tại sao cần phải cấp vốn cho các công ty rời khỏi Mỹ trong những năm gần đây."

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đã công bố về việc sử dụng các ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy các công ty của Mỹ chuyển nhà máy và dây chuyền sản xuất về nước.

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro muốn chính phủ liên bang mua thêm hàng hóa và thuốc y tế do Mỹ sản xuất, nhưng ông Trump chưa ký sắc lệnh mà Navarro đang gây dựng.

"Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và những người khác ủng hộ xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp thuốc và y tế đáng tin cậy", theo hai quan chức cấp cao.

Việc bơm tiền trực tiếp từ liên bang cho các công ty để chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc có thể sẽ vi phạm luật của WTO và cản trở các công ty nước ngoài muốn kinh doanh tại Mỹ, phe đối lập cho biết.

Bộ Ngoại giao, trong khi đó, đang làm việc với các cơ quan khác và chính phủ nước ngoài để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Mỹ từ Trung Quốc. Phát ngôn viên cho biết điều này bao gồm việc quay trở lại sản xuất tại Mỹ và mở rộng cơ sở của các đối tác sản xuất quốc tế.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ