Mỹ: Từ điểm tựa vững chắc đến rủi ro khó lường cho nhà đầu tư

Mỹ: Từ điểm tựa vững chắc đến rủi ro khó lường cho nhà đầu tư

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:10 01/10/2024

Trong bối cảnh chính trị bất ổn và căng thẳng xã hội gia tăng, nước Mỹ đang dần mất đi vị thế là một điểm tựa ổn định cho các nhà đầu tư toàn cầu. Khi các chính sách thay đổi thất thường, nhiều doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, coi đây là một rủi ro cần phải phòng ngừa hơn là một nơi trú ẩn an toàn.

Thị trường chứng khoán đang tăng mạnh nhưng sự biến động chính trị và căng thẳng xã hội khiến một số nhà đầu tư coi Mỹ là rủi ro cần phòng ngừa. Tuần trước, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc họp tại New York, các nhà kinh tế và chuyên gia đối ngoại nổi tiếng đều đồng ý rằng Donald Trump sẽ là ảnh hưởng xấu đến hợp tác toàn cầu, Kamala Harris cũng sẽ là một ẩn số. Tuy nhiên, điều thú vị nhất là các nhà lãnh đạo và chuyên gia quốc tế không còn đặt quá nhiều sự chú ý vào việc Mỹ sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc định hình tương lai toàn cầu. Thay vào đó, họ quan tâm hơn đến việc thế giới sẽ tự phát triển như thế nào dù có hay không có sự tham gia của Mỹ.

Thay vì chỉ đơn thuần chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới để quyết định hành động tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp đã dần nhận ra rằng họ phải chuẩn bị cho một thế giới không còn có thể tin tưởng vào Mỹ như một nguồn ổn định. Thay vì coi Mỹ là nền tảng an toàn và chắc chắn để dựa vào, họ bắt đầu xem Mỹ như một rủi ro tiềm ẩn cần được phòng ngừa, bởi vì tình hình chính trị và kinh tế tại Mỹ trở nên ngày càng khó đoán trước và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của họ.

Có vẻ như trong vài năm qua, Mỹ đã trở nên giống như một "thị trường mới nổi" với nhiều rủi ro và cơ hội, nhưng chủ yếu là sự khó đoán. Các nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài hiểu rằng chính sách ở Mỹ có thể thay đổi căn bản sau mỗi bốn năm do sự thay đổi của chính quyền. Điều này tạo ra một môi trường bất ổn, khiến nhiều người lo ngại rằng những ưu đãi thuế hoặc trợ cấp mà họ nhận được hôm nay có thể biến mất nhanh chóng. Do đó, các nhà đầu tư cũng phải xem xét và tính đến mức phí bảo hiểm cho những rủi ro liên quan đến nợ công tăng cao và chính trị biến động tại Mỹ.

Thật vậy, nhiều chính phủ và doanh nghiệp, như Pi Capital đã nói trong một cuộc họp báo gần đây, họ đang âm thầm cố gắng tách mình khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Các nước như Nhật Bản và các quốc gia châu Âu đang tăng cường chi tiêu quân sự, đồng thời nhiều tập đoàn lớn của Đức, như SAP, Lidl, Bayern Munich và cả cảng Hamburg, đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ của Mỹ. Nguyên nhân là vì họ không muốn thông tin nhạy cảm của mình bị kiểm soát hoặc bị lưu trữ trên các máy chủ của Mỹ hoặc Trung Quốc. Việc Bayern Munich chuyển sang sử dụng hệ thống điện toán đám mây Schwarz Digits của Đức được xem như một bước đi để bảo đảm “chủ quyền số”, có nghĩa là họ muốn tự kiểm soát dữ liệu của mình thay vì phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ nước ngoài, cụ thể là Mỹ.

Vẫn còn rất nhiều vốn từ châu Âu đổ vào Mỹ, một phần là do lo ngại về Trung Quốc, nhưng họ cũng không còn xem Mỹ là một đối tác đáng tin cậy như trước. Người đại diện từ bộ phận đối ngoại của một công ty công nghệ lớn của Mỹ chia sẻ rằng cô ấy đã nhận được phản hồi từ nhiều khách hàng châu Âu rằng họ lo sợ về sự thiếu ổn định và không chắc chắn của Mỹ. Những lo ngại này có thể xuất phát từ tình hình chính trị phức tạp và những thay đổi bất ngờ trong chính sách của Mỹ, điều này khiến các doanh nghiệp châu Âu phải suy nghĩ lại về mối quan hệ hợp tác lâu dài với nước này.

Một phần là do chính trị không chắc chắn và các tác động chính sách, bao gồm thuế quan, kiểm soát xuất khẩu và lệnh trừng phạt. Một phần là do kích thích tài khóa mang tính "bảo hộ", có lợi cho các công ty Mỹ. Nhưng vấn đề chính thực sự là thiếu các định hướng chính sách rõ ràng, ổn định và các tín hiệu có thể tin tưởng trong dài hạn. Liệu Donald Trump, khi tái đắc cử, có bãi bỏ Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 không? Liệu Kamala Harris có tiếp tục tiếp cận Big Tech như chính quyền Biden đã làm không?

Mark Rosenberg, người sáng lập và đồng giám đốc công ty nghiên cứu GeoQuant, quá trình "EM-hoá" của Mỹ (tức là Mỹ đang dần giống như một thị trường mới nổi với rủi ro cao) không chỉ nằm ở sự bất ổn trong chính trị tổng thống. Điều này còn đến từ sự suy yếu của các thể chế chính trị và luật pháp tại Mỹ, khiến cho các cơ quan không còn đủ mạnh để định hình và thực thi những quy tắc chính trị rõ ràng, dẫn đến việc tăng cường sự phân cực trong xã hội và bạo lực chính trị. Sự yếu kém của các thể chế này làm cho các sự kiện chính trị quan trọng, như bầu cử và các cuộc tranh cãi về trần nợ công, trở nên ngày càng phức tạp và không chắc chắn, dẫn đến tình trạng kinh tế bất ổn. Điều này làm cho Mỹ không còn là một quốc gia ổn định như trước đây, mà thay vào đó, trở thành một nơi đầy rủi ro, giống như các thị trường mới nổi thường xuyên gặp phải các biến động chính trị và kinh tế lớn.

Tiếp theo đó, tình trạng bạo lực ở Mỹ đã trở nên phổ biến đến mức mà không còn gây ra sự hoảng loạn như trước, thay vào đó là sự chấp nhận một cách vô thức. Các phụ huynh thậm chí còn mua ba lô chống đạn cho trẻ em, đây là một hiện tượng vô cùng bất thường nhưng lại trở thành điều cần thiết trong một xã hội nơi bạo lực thường xuyên diễn ra. Một ví dụ khác là một cậu bé suýt rơi vào tình huống xả súng ở tàu điện ngầm Brooklyn nhưng lại không quá hoảng sợ, mà chỉ bình tĩnh gọi điện hỏi về bữa trưa.

Kể từ năm 2016, các dữ liệu của GeoQuant đã liên tục cho thấy Mỹ đang dần có tính chất của thị trường mới nổi. Mặc dù tổng thể rủi ro chính trị ở Mỹ vẫn thấp, tốc độ gia tăng rủi ro chính trị lại đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, các yếu tố như bạo lực chính trị, sự phân cực trong xã hội, và sự suy yếu của các thể chế chính trị ở Mỹ đang gia tăng với tốc độ tương đương với những quốc gia có lịch sử bất ổn như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Nam Phi, Lebanon và Hungary.

Và không chỉ có nước Mỹ, rủi ro trung bình của các quốc gia đã phát triển đang tăng nhanh hơn rủi ro trung bình của thị trường mới nổi, do sự thay đổi lãnh đạo bất thường, sự thay đổi chính sách lớn và sự biến động kinh tế, tài chính có vẻ đã gây ra điều này.

Có một vấn đề lớn cho các nhà đầu tư: Liệu khi nào những bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế ở Mỹ sẽ làm giảm sức hấp dẫn của USD và làm suy yếu thị trường chứng khoán Mỹ? Dù tình hình bất ổn đang gia tăng, nhưng cả USD và thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giữ được vị thế quan trọng trên thế giới. USD có thể đang yếu đi trong thời gian gần đây, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng mạnh và thu hút được nguồn vốn từ cả trong nước lẫn quốc tế. Điều này cho thấy Mỹ vẫn là nơi mà các nhà đầu tư lựa chọn do tính thanh khoản cao và sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là liệu những yếu tố bất ổn này có làm thay đổi tình hình trong tương lai hay không.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ: Từ điểm tựa vững chắc đến rủi ro khó lường cho nhà đầu tư
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Mỹ: Từ điểm tựa vững chắc đến rủi ro khó lường cho nhà đầu tư

Trong bối cảnh chính trị bất ổn và căng thẳng xã hội gia tăng, nước Mỹ đang dần mất đi vị thế là một điểm tựa ổn định cho các nhà đầu tư toàn cầu. Khi các chính sách thay đổi thất thường, nhiều doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, coi đây là một rủi ro cần phải phòng ngừa hơn là một nơi trú ẩn an toàn.
Liệu đã đến lúc ECB tiếp tục "hành trình" nới lỏng chính sách tiền tệ?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Liệu đã đến lúc ECB tiếp tục "hành trình" nới lỏng chính sách tiền tệ?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã tăng vọt lên trên mức 3.60% do lo ngại rằng Fed có thể không cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào cuộc họp sắp tới, và khả năng hạ lãi suất mạnh tay như vậy đã giảm mức trên 55% trước bài phát biểu của Powell xuống còn 38%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ