Năm điều quan trọng từ cuộc họp chính sách cuối cùng của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda

Năm điều quan trọng từ cuộc họp chính sách cuối cùng của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda

15:26 10/03/2023

Dưới đây là những điểm chính rút ra từ cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda và cuộc họp báo của ông

  • BoJ quyết định giữ nguyên lãi suất và mục tiêu lợi suất như kỳ vọng của các nhà kinh tế trong cuộc họp chính sách cuối cùng của Thống đốc Kuroda trước khi ông Kazuo Ueda lên nắm quyền. Đây là quyết định nhanh nhất trong những năm gần đây, khi nhanh hơn gần nửa tiếng so với thông thường
  • BoJ tiếp tục bày tỏ mối lo ngại đối với nền kinh tế bằng cách hạ kỳ vọng về xuất khẩu và sản xuất, mặc dù vẫn giữ nguyên đánh giá kinh tế tổng thể. Ông Kuroda cho biết “vẫn còn quá sớm để thảo luận” về việc từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng
  • BoJ giữ lãi suất thấp vì họ dự đoán rằng đà tăng giá cả ở Nhật Bản sẽ sớm dừng lại. Và trong khi tiền lương đang bắt đầu tăng, vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn kinh tế
  • Thống đốc Kuroda nói rằng ông biết rất rõ về giáo sư Kazuo Ueda, nhưng từ chối cho biết người kế nhiệm của ông nên làm gì. “Ông ấy là một nhà kinh tế giỏi, với kiến thức sâu rộng về chính sách tiền tệ.” BoJ là một ngoại lệ khi Fed và các ngân hàng trung ương khác tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, và ông Ueda được kỳ vọng sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng
  • JPY suy yếu sau quyết định của BoJ, khi một số người trên thị trường dự đoán ông Kuroda sẽ gây bất ngờ trong cuộc họp cuối cùng. Lợi suất kỳ hạn 10 năm cũng thấp hơn. Thị trường chứng khoán Nhật cùng một số khu vực khác giảm do lo ngại về vấn đề ngân hàng ở Mỹ

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ