Nền kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái vào năm 2023

Nền kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái vào năm 2023

11:42 26/12/2022

Theo Trung tâm kinh tế và nghiên cứu kinh doanh (CEBR), thế giới sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế vào năm 2023

Lãi suất tăng cao nhằm đối phó với lạm phát sẽ khiến một số nền kinh tế suy yếu. Nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022 nhưng sẽ chững lại vào năm 2023 khi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cuộc chiến kiềm chế giá cả tăng vọt, CEBR cho biết trong Bảng xếp hạng kinh tế thế giới hàng năm.

“Có khả năng nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với suy thoái vào năm tới do lãi suất tăng cao để kiềm chế lạm phát,” Kay Daniel Neufeld, giám đốc kiêm trưởng bộ phận Dự báo tại CEBR, cho biết. Báo cáo nói thêm rằng, “Chúng ta vẫn chưa chiến thắng trong cuộc chiến chống lại lạm phát. Chúng tôi hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục giữ vững lập trường vào năm 2023 mặc dù có thể phải hy sinh tăng trưởng kinh tế. Cái giá của việc đưa lạm phát xuống mục tiêu là triển vọng tăng trưởng có khả năng suy giảm trong một số năm tới.”

Điều đó tiêu cực hơn so với dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tổ chức này đã cảnh báo vào tháng 10 rằng hơn một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ suy yếu và có 25% khả năng GDP toàn cầu tăng trưởng dưới 2% vào năm 2023, được định nghĩa là suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, đến năm 2037, GDP thế giới sẽ tăng gấp đôi khi các nền kinh tế đang phát triển bắt kịp các nước giàu có hơn. Điều này sẽ giúp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chiếm hơn 1/3 sản lượng toàn cầu vào năm 2037, trong khi thị phần của châu Âu giảm xuống dưới 1/5. CEBR đã dựa theo dữ liệu từ báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF và sử dụng mô hình nội bộ để dự báo tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Trung Quốc hiện không thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất cho đến năm 2036 - muộn hơn 6 năm so với dự kiến. Điều đó cho thấy chính sách Zero Covid của Trung Quốc và căng thẳng thương mại gia tăng đã làm chậm quá trình phát triển của nước này. CEBR ban đầu dự đoán việc Trung Quốc vượt qua Mỹ sẽ diễn ra vào năm 2028, nhưng đã đẩy lùi xuống năm 2030 trong bảng xếp hạng năm ngoái. Giờ đây, họ cho rằng điều này sẽ không xảy ra cho đến năm 2036 và thậm chí có thể muộn hơn nếu Bắc Kinh cố gắng kiểm soát Đài Loan và phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại đáp trả.

CEBR cho biết: “Hậu quả của cuộc chiến kinh tế giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc tấn công Nga - Ukraine. Gần như chắc chắn một cuộc suy thoái thế giới nghiêm trọng sẽ xảy ra và lạm phát sẽ tăng cao trở lại. Nhưng thiệt hại đối với Trung Quốc sẽ lớn gấp nhiều lần và điều này có thể phá hủy nỗ lực nhằm phát triển nền kinh tế thế giới.” Họ cũng dự đoán rằng:

  • Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế thứ ba trị giá 10 nghìn tỷ USD vào năm 2035 và lớn thứ ba thế giới vào năm 2032
  • Anh sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và Pháp đứng thứ bảy trong 15 năm tới nhưng Anh khó có thể tăng trưởng so với các nước châu Âu do “thiếu chính sách định hướng và tầm nhìn rõ ràng về vai trò của nước này sau khi rời Liên minh châu Âu."
  • Các nền kinh tế mới nổi với thế mạnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được “hỗ trợ đáng kể” do nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
  • Nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đạt được mức GDP bình quân đầu người là 80,000 USD do vấn đề về khí thải carbon, điều đó có nghĩa là cần có thêm các biện pháp can thiệp để đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức chỉ 1.5 so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ