Nếu đắc cử, Trump sẽ “tái thiết” nền kinh tế Mỹ, nhưng liệu những ý tưởng của ông đã trở nên quá cũ kỹ?

Nếu đắc cử, Trump sẽ “tái thiết” nền kinh tế Mỹ, nhưng liệu những ý tưởng của ông đã trở nên quá cũ kỹ?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:24 06/09/2024

Cựu tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ tái thiết lại những ý tưởng không hiệu quả trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Nhưng liệu những điều ấy có giúp ích cho nước Mỹ hiện tại, khi tình hình kinh tế hiện nay đang tốt hơn so với trong nhiệm kỳ của Trump?

Khi nghe cựu tổng thống Donald Trump phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, những suy nghĩ rằng nền kinh tế đã trở thành một thảm họa kể từ khi ông rời nhiệm sở, đến mức thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, bỗng dưng được thúc đẩy. Tuy nhiên, S&P 500 đã tăng 64% kể từ cuộc bầu cử năm 2020 cho đến thứ Tư vừa qua, vượt qua mức tăng 60% tại cùng thời điểm trong nhiệm kỳ của Trump.

Có một câu nói cũ rằng thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế và điều này đúng trong ngắn hạn. Về lâu dài, cổ phiếu phản ánh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư thích các chính sách của tổng thống Joe Biden hơn những chính sách mà Trump đưa ra khi ông trong nhiệm kỳ từ năm 2017 đến năm 2020. Tuy nhiên, khi đưa ra chương trình nghị sự kinh tế của mình vào thứ Năm, Trump vẫn kiên quyết với các chính sách của mình - chủ yếu là mức thuế quan và giảm thuế doanh nghiệp.

Theo lời kể của Trump, ông đã thành công trong việc: “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Thực tế là thuế quan mà ông áp đặt đối với Trung Quốc và các quốc gia khác đã gây tổn hại đến các nhà sản xuất của Mỹ. Và các công ty lớn đã sử dụng khoản tiền tiết kiệm được nhờ mức thuế doanh nghiệp thấp hơn, không phải để đầu tư và đổi mới doanh nghiệp, để mua lại cổ phiếu của chính họ và trả cổ tức cho các cổ đông - họ đồng thời từ chối đóng góp cho ngân sách của Mỹ và khiến gánh nặng nợ của nước này tăng vọt 16% lên mức 23.2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tiếp theo đã tăng gấp đôi lên mức 35% vào cuối năm 2019 - trước khi Covid-19 xuất hiện - từ mức 15% vào năm 2018. Các nhà phân tích cắt giảm dự báo tăng trưởng của họ khi các nhà tuyển dụng chỉ tạo ra chưa đến 2 triệu việc làm vào năm 2019, mức ít nhất kể từ năm 2010. Để so sánh, nền kinh tế đã tạo ra thêm 1.42 triệu việc làm trong năm nay tính đến tháng 7, ngoài 3.01 triệu việc làm được tạo ra vào năm 2023, cao hơn 703,000 việc làm so với năm có hiệu suất tốt nhất trong nhiệm kỳ của Trump.

Khả năng suy thoái kinh tế xảy ra vào năm 2020 tăng vọt vào năm cuối cùng của chính quyền Trump

Thuế quan của Trump không cải thiện được “vận may” của các nhà sản xuất Mỹ. Trên thực tế, chỉ số hoạt động sản xuất được của Viện Quản lý Cung ứng đã giảm mạnh từ giữa năm 2018 cho đến hết năm 2019. Tất cả trở nên tồi tệ đối với các nhà sản xuất đến mức chỉ số của ISM cho thấy lĩnh vực này đã suy thoái trong bốn tháng cuối năm 2019. Tuy nhiên, Trump cho biết ông muốn áp dụng mức thuế quan 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu và thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nếu ông tái đắc cử, coi ý tưởng này là chính sách thương mại có lợi cho Mỹ, sử dụng thuế quan để khuyến khích sản xuất tại quốc gia này.

Thay vì thúc đẩy hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ, thuế quan của Trump đã khiến lĩnh vực này rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2019

Nhưng điều này không phải lần đầu tiên xảy ra, vậy tại sao tất cả lại mong đợi động thái bây giờ? Thực tế, cần nhiều hơn là thuế quan để khuyến khích các nhà sản xuất trong nước - điều mà Biden và phó tổng thống Kamala Harris đã tìm ra. Các đạo luật kinh tế đặc trưng của họ - Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm, Đạo luật Giảm Lạm phát và Đạo luật Khoa học và Chip - theo lời của nhà kinh tế trưởng của Apollo Global Management, Torsten Slok, đã giúp kích hoạt một cuộc “phục hưng” công nghiệp mới, với năng lực sản xuất của Mỹ hiện đang tăng lên sau nhiều thập kỷ suy giảm.

Các chính sách của chính quyền Biden đã thúc đẩy doanh nghiệp chi tiền xây dựng các cơ sở sản xuất tại Mỹ

Các nhà đầu tư không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới đều nhận ra sự “phục hưng” này, đó là lý do tại sao họ đang rót tiền vào tài sản của Mỹ. Sau khi giảm từ mức 65.4% khi Trump nhậm chức xuống còn 58.9% khi ông rời đi, tỷ trọng của USD trong dự trữ tiền tệ toàn cầu đã ổn định dưới thời chính quyền Biden. Lượng TPCP Mỹ mà nước ngoài nắm giữ đã tăng vọt 1.14 nghìn tỷ USD kể từ cuối năm 2020 đến tháng 6 năm 2024, tốt hơn so với mức tăng 1.07 nghìn tỷ USD trong cả bốn năm nhiệm kỳ của Trump.

Trên thị trường chứng khoán, nơi Trump thường coi là thế mạnh của mình, các nhà đầu tư định giá cổ phiếu Mỹ cao hơn nhiều so với thời ông còn tại nhiệm, không chỉ trên cơ sở tuyệt đối mà còn trên cơ sở tương đối so với phần còn lại của thế giới cũng như theo tỷ lệ giá trên thu nhập.

Các nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu Mỹ cao hơn nhiều so với trong nhiệm kỳ của Trump

Việc Trump đắc cử vào năm 2016 phần lớn là nhờ những người Mỹ thất vọng, muốn tìm một tổng thống có thể phá vỡ hiện trạng và mang lại một số ý tưởng mới cho Washington. Nhưng khi lắng nghe các kế hoạch của ông cho nền kinh tế, rõ ràng là chúng đã trở nên cũ kỹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ