Nga vẫn đang phụ thuộc vào ngành vận tải của Châu Âu để xuất khẩu dầu bất chấp giới hạn giá
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Theo một nhà nghiên cứu, Nga vẫn đang sử dụng các dịch vụ vận tải biển châu Âu để vận chuyển dầu của mình ngay cả khi nguồn cung của nước này vượt quá giới hạn giá của Nhóm G7.
Khoảng 2/3 lượng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Nga đang được vận chuyển bằng tàu có bảo hiểm hoặc được sở hữu bởi các quốc gia áp dụng giới hạn giá do G7 và các đồng minh đặt ra, theo Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Môi trường sạch (CREA) của Phần Lan. Điều đó cho thấy Nga vẫn đang phụ thuộc nhiều vào ngành vận tải biển châu Âu.
Giới hạn giá này được thiết lập để đảm bảo sản lượng dầu cho thế giới trong khi làm giảm doanh thu của Nga. Nhưng bên cạnh việc vẫn sử dụng các tàu phương Tây, Nga đã tập hợp một đội tàu chở dầu bí mật khác hoạt động bên ngoài khu vực pháp lý của các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt. CREA cho biết, họ có xu hướng vận chuyển dầu từ những khoảng cách ngắn, có thể giúp vận chuyển được nhiều dầu hơn.
"Không chỉ thông qua việc sử dụng dàn tàu bí mật, tác động của giới hạn giá dầu đã bị suy yếu bởi việc các chính phủ tham gia không thực hiện đầy đủ giới hạn giá và trừng phạt những tàu vi phạm," theo Isaac Levi, trưởng nhóm CREA khu vực Châu Âu.
G-7 và các đồng minh đã áp đặt giới hạn xuất khẩu dầu thô của Nga vào tháng 12 năm ngoái và các sản phẩm nhiên liệu tinh chế như xăng và dầu diesel vào tháng 2. Dầu thô của Nga đã vượt mức giá trần 60 USD/thùng kể từ giữa tháng 7.
Một số sản phẩm dầu thô của quốc gia này được bán ở châu Á đã bắt đầu có giá cao hơn so với giá chuẩn trên các Sở Giao dịch Hàng hóa. Một số loại dầu của Nga đang được giao dịch gần mức 100 USD, cao hơn mức giá trần 60 USD và cao hơn cả giá dầu Brent hiện đang ở mức 95 USD/thùng. Dầu thô của Nga có thể được phép vượt quá giới hạn nếu không sử dụng dịch vụ nào của phương Tây trong quá trình vận chuyển.
CREA cho biết khoảng 3/4 tổng số chuyến hàng của đội tàu bí mật được sử dụng để vận chuyển dầu thô của Nga.
Bloomberg