Ngân hàng Thế giới cảnh báo tăng trưởng chậm lại ở Đông Á khi Trung Quốc suy thoái
Bùi Thu Phương
Junior Analyst
Ngân hàng Thế giới cho biết các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại, lãi suất cao trong thời gian dài và căng thẳng địa chính trị gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh tế của khu vực.
Trong báo cáo bán niên của Ngân hàng Thế giới (WB), họ cho rằng tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 4.5% và 4.3% lần lượt cho 2 năm 2024/ năm 2025, giảm so với ước tính 5% vào năm 2023. Mặc dù hầu hết các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương đang phát triển nhanh hơn các nước còn lại trên thế giới, nhưng so với thời kì trước đại dịch tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Sự chậm lại này là do sự suy giảm dự kiến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng dự đoán sẽ giảm xuống 4.5% và 4.3% lần lượt cho năm 2024/ năm 2025. WB cho biết: “Trung Quốc đang đặt mục tiêu chuyển sang con đường tăng trưởng cân bằng hơn nhưng nhiệm vụ tìm kiếm các động lực nhu cầu thay thế đang gặp khó khăn”. Trung Quốc cần nhiều hơn là chỉ “kích thích tài chính thông thường”. WB nói thêm rằng bảo trợ xã hội mạnh mẽ hơn, thuế lũy tiến và tái phân bổ chi tiêu công từ cơ sở hạ tầng sang vốn nhân sự sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng.
Triển vọng tăng trưởng GDP ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương
Các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến duy trì mức tăng trưởng ổn định 4.6% trong năm 2024 và 4.8% vào năm 2025 do xuất khẩu hàng hóa có khả năng phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng hơn. Philippines, Việt Nam và Campuchia dự kiến sẽ tăng trưởng trên 5% vào năm 2024 và khoảng 6% vào năm 2025. Thái Lan và Myanmar là những quốc gia tụt hậu trong số các nền kinh tế lớn của khu vực.
Ngân hàng Thế giới cho biết: “Lạm phát cơ bản ở Mỹ và EU vẫn đang ở mức cao và thị trường lao động thắt chặt, cho thấy lãi suất sẽ duy trì mức cao hơn so với trước đại dịch trong tương lai gần. Căng thẳng địa chính trị gia tăng đang gây ra sự bất ổn.”
Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng nợ tăng mạnh trong khu vực, lãi suất ở mức cao gây áp lực lên cả tiêu dùng và đầu tư. Nợ doanh nghiệp tại Trung Quốc và Việt Nam đã tăng hơn 40% GDP kể từ năm 2010 và vượt qua cả các nền kinh tế tiên tiến. Nợ hộ gia đình tại Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan cũng cao hơn so với các thị trường mới nổi khác.
Về đối ngoại, sự gia tăng bảo hộ thương mại - chủ yếu được do các nền kinh tế tiên tiến thực hiện có thể gây tổn hại đến tăng trưởng của các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương khi điều này hạn chế khả năng tiếp cận các thị trường chính như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời các doanh nghiệp nhận trợ cấp có thể sẽ thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của những công ty trong khu vực. Gần 3.000 biện pháp mới gây "bóp méo thương mại" đã được áp dụng vào năm 2023, gấp ba lần so với năm 2019.
Bloomberg