Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất ở mức 5%, dự báo tăng trưởng suy yếu

Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất ở mức 5%, dự báo tăng trưởng suy yếu

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

07:47 26/10/2023

Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp thứ hai liên tiếp, nhưng để ngỏ khả năng thắt chặt hơn ngay cả khi các quan chức dự báo tăng trưởng kinh tế suy yếu.

Các nhà hoạch định chính sách đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5% vào thứ Tư, mức cao nhất trong 22 năm. Việc tạm ngừng tăng lãi suất đã được dự báo từ trước, đồng thời đánh dấu lần thứ tư các quan chức không thắt chặt trong chu kỳ tăng lãi suất này. Lãi suất điều hành đã tăng 4.75%.

Ngân hàng cho biết trong tuyên bố: “Ngày càng có nhiều bằng chứng rằng việc tăng lãi suất trong quá khứ đang làm suy yếu hoạt động kinh tế và giảm bớt áp lực giá cả. Một loạt các chỉ số cho thấy cung và cầu trong nền kinh tế hiện đang tiến gần đến sự cân bằng.” Ngân hàng trung ương dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống dưới 1% trong năm tới.

Mặc dù dự báo lạm phát hạ nhiệt, các nhà hoạch định chính sách cho rằng lạm phát vẫn sẽ cao hơn trong ngắn hạn và chưa thấy tiến triển nào của lạm phát cơ bản, vì vậy họ tiếp tục nhận thấy nguy cơ lạm phát tăng thêm. Các quan chức hiện kỳ vọng lạm phát sẽ ở mức trung bình 3% vào năm 2024, tăng so với mức dự báo 2.5% vào tháng 7.

Ngân hàng trung ương “lo ngại rằng quá trình hướng tới ổn định giá cả diễn ra chậm và vẫn còn rủi ro lạm phát gia tăng”, nhắc lại rằng họ sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa nếu cần.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế ngày càng xấu đi càng củng cố quan điểm rằng ngân hàng rất có thể chu kỳ tăng lãi suất đã hoàn thành - và các nhà hoạch định chính sách cuối cùng sẽ cần bắt đầu giảm chi phí đi vay.

Thống đốc Macklem phát biểu trong cuộc họp báo ở Ottawa: “Chúng tôi đã nói từ lâu rằng con đường đạt được hạ cánh mềm là rất khó khăn. Và trong hoàn cảnh này, việc đó còn trở nên khó khăn hơn.”

“Đó là con đường mà nền kinh tế trải qua thời kỳ tăng trưởng rất yếu và sẽ thoát khỏi giai đoạn đó vào cuối năm 2024 và đến năm 2025.”

Nguồn cung dư thừa

Trong báo cáo chính sách tiền tệ, các quan chức đã cắt giảm gần một nửa mức tăng trưởng GDP trong quý 3 xuống còn 0.8% và dự báo sản lượng quý 4 ở mức 0.8%. Họ cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay từ 1.8% xuống 1.2%. Nền kinh tế được dự báo sẽ chuyển sang tình trạng dư cung trong quý này.

Trong năm qua, tăng trưởng GDP đạt trung bình 1%, trong khi tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở mức âm, giảm 1.6%. Chênh lệch sản lượng đã thu hẹp đáng kể - ước tính là từ -0.75% đến 0.25% trong quý 3 - cho thấy áp lực nhu cầu đã giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, nền kinh tế cân bằng hơn vẫn chưa làm giảm lạm phát. Lạm phát CPI dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, đạt trung bình 3.5% cho đến giữa năm 2024.

Ngân hàng đã từng đẩy lùi thời gian lạm phát quay trở lại mục tiêu. Bây giờ họ dự báo điều đó sẽ xảy ra vào nửa cuối năm 2025. “Với tiến độ hướng tới mục tiêu lạm phát 2% bị chậm lại và rủi ro lạm phát cao hơn trên toàn cầu gia tăng, giảm phát có thể sẽ không diễn ra hoặc lạm phát thậm chí có thể tăng trở lại”.

Rủi ro chiến tranh

Rủi ro lạm phát gồm kỳ vọng lạm phát tăng, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những bất ổn địa chính trị bao gồm cuộc chiến Israel-Hamas.

Các nhà hoạch định chính sách muốn thấy lạm phát lõi hạ nhiệt và tiếp tục “tập trung vào sự cân bằng giữa cung và cầu trong nền kinh tế, kỳ vọng lạm phát, tăng trưởng tiền lương và định giá doanh nghiệp”.

Các hộ gia đình ở Canada gánh nhiều nợ hơn so với các hộ gia đình ở Mỹ và các khoản thế chấp có thời hạn ngắn hơn của họ được gia hạn nhanh hơn. Điều đó làm cho nền kinh tế Canada nhạy cảm hơn với lãi suất cao và là một lý do khiến BoC lần đầu tiên tuyên bố tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 1.

Stephen Brown, chuyên gia kinh tế của Capital Economics, cho biết: “Mặc dù BoC vẫn duy trì chính sách thắt chặt ở hiện tại, nhưng tuyên bố về chính sách cho thấy ngân hàng trung ương tự tin rằng họ đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất.”

Phó Thống đốc Carolyn Rogers nói với các phóng viên rằng vẫn còn quá sớm để tính đến việc cắt giảm lãi suất. “Cuộc thảo luận xung quanh việc khi nào chúng ta có thể giảm lãi suất liên quan đến lạm phát. Khi chúng tôi nhận thấy lạm phát đã quay trở lại mục tiêu một cách bền vững, đó là lúc chúng tôi bắt đầu thảo luận về việc giảm lãi suất,” bà nói.

Bà cho biết lãi suất điều hành có thể giảm trước khi lạm phát hoàn toàn trở lại mục tiêu nếu triển vọng cho thấy chính sách nới lỏng hơn đủ để đưa lạm phát về mức 2%.

Quyết định tiếp theo của ngân hàng trung ương sẽ được đưa ra vào ngày 6/12, sau báo cáo dữ liệu việc làm, lạm phát và GDP quý 3.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ