Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và lịch sử can thiệp vào thị trường ngoại hối
Nguyễn Thanh Lịch
Junior Analyst
Chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo từ BOJ đang chịu nhiều áp lực sau làn sóng tăng lãi suất từ các NHTW toàn cầu và thu hẹp bảng cân đối kế toán
Trong khi các NHTW lớn, như Fed và BOE đang chật vật để kìm hãm lạm phát với 1 lượng thanh khoản bơm ra vừa đủ, thì BOJ lại đang gặp loạt vấn đề khác, đó là tăng trưởng yếu và lạm phát liên tục dưới mục tiêu. Yên Nhật suy yếu khi chênh lệch lãi suất tiếp tục đè nặng, và BOJ sẽ không để điều này tiếp diễn, và đang có 1 vài động thái nhất định.
Mặc dù về lý thuyết, việc can thiệp vào tiền tệ để phù hợp với chính sách kinh tế quốc gia nghe có vẻ thận trọng và tích cực cho kinh tế nước đó, nhưng thao túng tiền tệ không được tán thành với các đối tác thương mại lớn của chính họ, nhất là đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ lập tức áp các lệnh trừng phạt thương mại đối với quốc gia mà họ cho là thao túng tiền tệ.
Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần can thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ khi đồng Yên Nhật thả nổi so với đồng USD vào năm 1973. NHTW đã can thiệp nhiều lần trong 25 năm qua để giữ cho đồng tiền có lợi cho các nhà xuất khẩu, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra chính sách nới lỏng định lượng vào đầu năm 2000 trong nỗ lực thúc đẩy lạm phát bằng cách đề nghị mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ với lãi suất cố định. Chương trình này đã được nâng cấp nhiều lần để tăng số lượng trái phiếu mà ngân hàng trung ương sẽ mua, bổ sung các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản vào rổ tài sản mà BOJ sẽ mua. Hiện BOJ sở hữu lượng cổ phiếu lớn nhất tại Nhật Bản, thông qua nhiều quỹ ETF khác nhau và nắm giữ gần 50% thị trường trái phiếu Nhật.
Biểu đồ giá USD/JPY khung tháng cho thấy một loạt các đợt đảo chiều mạnh trong dài hạn của cặp tiền tệ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi hướng đi về chính sách tiền tệ.
Tương tự như các ngân hàng trung ương khác, truyền thông thị trường là một công cụ thiết yếu và mạnh mẽ mà Ngân hàng Nhật Bản sử dụng để định hướng giá trị của đồng Yên. Khi đồng tiền tiến gần đến một mức nhất định, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ lên tiếng nhiều hơn về mức độ phù hợp. Nếu đồng tiền trở nên quá đắt đỏ đối với BoJ, họ sẽ cố gắng "giảm giá", và nếu khi đồng tiền quá mất giá, họ sẽ "tăng giá trị đồng tiền". Để một ngân hàng có hiệu quả trong việc tăng hoặc giảm giá một loại tiền tệ, ngân hàng đó phải có uy tín trên thị trường hoặc có lịch sử chứng minh quan điểm của mình bằng hành động cụ thể.
DailyFX