Nguy cơ tiềm ẩn cho trái phiếu dài hạn Nhật Bản bất chấp nguồn cung hạn chế
Ngọc Lan
Junior Editor
Mặc dù Nhật Bản có thể sẽ giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn, nhưng điều này lại có thể tác động đến thị trường nhiều hơn dự kiến.
Chính phủ Nhật Bản dường như đang nỗ lực xoa dịu thị trường đang bị rung chuyển bởi lợi suất tăng. Họ đang cân nhắc giảm phát hành trái phiếu dài hạn và tăng cung trái phiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ rủi ro sụt giảm lớn hơn đối với trái phiếu có kỳ hạn dài nhất. Điều này đồng nghĩa với việc việc cung cấp những loại trái phiếu này sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến thị trường, ngay cả khi đã tính đến rủi ro.
Theo kế hoạch phát hành của Bộ Tài chính Nhật Bản, tổng cung trái phiếu siêu dài hạn dự kiến đạt gần 30 nghìn tỷ Yên (186 tỷ USD) trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư trái phiếu đang cố gắng theo dõi các tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư của họ, con số này có thể đánh giá thấp mức sụt giảm tiềm ẩn khi nắm giữ trái phiếu chính phủ Nhật Bản có kỳ hạn trên 10 năm, vốn nhạy cảm hơn với triển vọng lãi suất của thị trường.
Những thách thức nghiêm trọng mà các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản phải đối mặt nhấn mạnh đến khó khăn trong việc thoát khỏi các gói kích thích mạnh mẽ kéo dài hàng thập kỷ và bình thường hóa chính sách của BoJ. BoJ muốn cắt giảm lượng trái phiếu chính phủ nắm giữ, hiện đã phình to lên hơn một nửa tổng trái phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên, họ cần phải xoay xở để đạt được hai mục tiêu mâu thuẫn: ngăn chặn lãi suất tăng vọt và gây tổn hại cho nền kinh tế, đồng thời ngăn chặn đồng Yên suy yếu hơn nữa do thị trường đồn đoán rằng việc tăng lãi suất của họ có thể sẽ diễn ra rất chậm.
Cung trái phiếu siêu dài hạn ở Nhật Bản vượt xa các trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn
Mức độ lo ngại của thị trường đối với trái phiếu siêu dài hạn của Nhật Bản có thể được nhìn thấy rõ ràng qua chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm và trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Chênh lệch này đã nới rộng lên khoảng 122 bps vào tuần trước, mức cao nhất kể từ cuối năm 2022, và gấp hơn 2 lần so với mức tương đương ở Pháp, nơi lo ngại về chi tiêu tài chính gia tăng đã kích hoạt làn sóng bán tháo trái phiếu.
Phân tích của Bloomberg cho thấy rủi ro nắm giữ trái phiếu siêu dài hạn hiện nay tương đương với việc nguồn cung lớn hơn nhiều. Ngay cả khi tính đến việc BoJ mua trái phiếu, nhà đầu tư vẫn có thể phải chịu khoản sụt giảm tiềm ẩn lên tới 45.3 tỷ Yên cho mỗi biến động 1 bps của lợi suất trái phiếu dài hạn trong năm tài chính này, so với mức 21.5 tỷ Yên đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Điều này xảy ra ngay thời điểm BoJ dự kiến sẽ công bố kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu vào cuối tháng này.
"Hiện tại đang có tình trạng cung vượt cầu đối với trái phiếu siêu dài hạn," theo Ayako Sera - chiến lược gia thị trường tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust ở Tokyo, cho biết. "Việc mua trái phiếu của BoJ đã neo giữ lợi suất ở một mức nhất định, nhưng mức neo này sắp bị nới lỏng."
Đường cong lợi suất của Nhật Bản dốc hơn so với các nước khác
Không phải tất cả các chỉ số ở Nhật Bản đều cho thấy sự ảm đạm trong thị trường trái phiếu siêu dài hạn. Chẳng hạn, phiên đấu giá trái phiếu 20 năm vào tuần trước đã thu được mức giá trúng thầu cao hơn dự kiến, cho thấy nhu cầu vững chắc từ phía nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sự không chắc chắn về mức độ BoJ sẽ giảm mua trái phiếu và lạm phát gia tăng ở Nhật Bản một phần do đồng Yên yếu đồng nghĩa với việc bất kỳ đợt phục hồi nào đối với trái phiếu siêu dài hạn cũng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Shoki Omori, chiến lược gia trưởng tại Mizuho Securities ở Tokyo cho biết: "Các phiên đấu giá có thể diễn ra tốt, nhưng về lâu dài, lợi suất trái phiếu siêu dài hạn có xu hướng tăng cao hơn. Các phân khúc như trái phiếu 20 năm sẽ hoạt động kém hiệu quả trừ khi giảm đáng kể việc phát hành."
Bloomberg