Nhà đầu tư cân nhắc kịch bản chính quyền Nhật có thể can thiệp hỗ trợ đồng Yên sau báo cáo CPI của Mỹ
Vân Chi
Junior Editor
Theo Standard Chartered, dồng Yên đang dao động gần mức thấp nhất trong 34 năm, nhưng chính quyền Nhật Bản có thể sẽ đợi công bố lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này trước khi can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này.
USDJPY giao dịch quanh mức 151.80 vào đầu phiên giao dịch Tokyo hôm thứ Ba, gần chạm 2 ngưỡng quan trọng: mức 151.97 cao nhất trong năm nay, và mức 152 có thể khiến chính quyền Nhật can thiệp. Nhưng các chiến lược gia tại Standard Chartered kỳ vọng, các nhà làm luật có thể chưa thực sự có động thái can thiệp rõ ràng vào tỷ giá, và tiếp tục chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 3 vào thứ Tư.
Họ cảnh báo rằng chỉ số lạm phát quá mạnh có thể kích hoạt các động thái đầu cơ USD. Các chiến lược gia FX Steve Englander và Nicholas Chia cho biết: “Với số liệu CPI của Mỹ mạnh hơn dự kiến, chúng tôi cho rằng BoJ có thể chưa cần can thiệp cho đến khi sức mua cạn kiệt”, và họ có thể sẽ không can thiệp cho đến khi chạm mức 153.
Theo các chiến lược gia, nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định hỗ trợ đồng yên, họ có thể sẽ cần triển khai hơn 60 tỷ USD như là họ đã chi cho việc can thiệp vào tháng 9 và tháng 10 năm 2022. Họ viết: “Chỉ can thiệp một chút thường sẽ không đủ tác động”.
Trong khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến thăm Mỹ trong tuần này và Washington có thể đưa ra tuyên bố ủng hộ bất kỳ hành động chính sách nào, Standard Chartered cho rằng khả năng xảy ra can thiệp chung giữa Mỹ và Nhật chỉ ở mức 20%.
Englander và Chia viết: “Can thiệp ngoại hối sẽ là một nỗ lực đơn phương của Nhật Bản, có thể kèm theo sự đồng thuận ngầm của Mỹ”. Ngược lại, nếu chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt, các nhà hoạch định chính sách có thể yên tâm hơn.
Vị thế short yen chạm mức cao nhất từ 2007
Vị thế Short đồng Yen của các quỹ đòn bẩy và các nhà quản lý tài sản đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm trở lại đấy. Các vị thế cực đoan này có thể sẽ khiến phe bán gặp rủi ro lớn nếu giá đi theo chiều ngược lại.
Bloomberg