Nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc: Chính phủ nên giảm tác động của mình trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp

Nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc: Chính phủ nên giảm tác động của mình trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

09:12 22/08/2024

Một nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã kêu gọi các quỹ nhà nước rút lui khỏi lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và tạo không gian để khu vực tư nhân đảm nhận một vai trò lớn hơn trong một ngành công nghiệp đang trải qua giai đoạn thâm hụt vốn đầu tư nhất trong nhiều năm qua.

"Tỷ lệ vốn của chính phủ trong lĩnh vực mạo hiểm hiện tại là quá cao," theo giáo sư Yao Yang của Đại học Bắc Kinh cho biết. Ông cho rằng nhà nước ưu tiên an toàn, điều này có thể là một trở ngại trong một lĩnh vực mà thường đi cùng sự chấp nhận rủi ro cao hơn để đổi lấy lợi nhuận trong tương lai.

Lời kêu gọi này cho thấy quan điểm của một số người trong giới cầm quyền Trung Quốc rằng cách tiếp cận theo hướng nhà nước đang thất bại trong nhiệm vụ tài trợ cho các công nghệ tiên tiến. Thông qua một số ước tính, chính phủ Trung Quốc đầu tư nhiều gấp sáu lần so với các công ty tư nhân vào lĩnh vực vốn tư nhân và vốn mạo hiểm, một nguồn tài chính quan trọng cho các startup.

Đầu tư trong khu vực tư nhân tại Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện từ thời kỳ Covid

Yao Yang được đào tạo tại Mỹ và đã từng tham gia các buổi hội thảo với các quan chức cấp cao, bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Phó Thủ tướng Lưu Hạc. Các bài viết của ông đã nhận được sự công nhận từ lãnh đạo cấp cao. Ông tự mô tả mình là một "nhà kinh tế cánh tả," ủng hộ bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, và cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có những lý thuyết mới dựa trên Nho giáo.

Trong cuộc phỏng vấn, Yao Yang đã bình luận về các cuộc tranh luận gần đây cho thấy Trung Quốc đang xem xét lại vai trò của chính phủ và tư nhân trong thời điểm khi sự cạnh tranh với Mỹ đang lên đến đỉnh điểm và Tập Cận Bình đang tìm kiếm các đột phá trong công nghệ và đổi mới.

Bắc Kinh đã nghiêng về việc ủng hộ doanh nghiệp hơn khi tìm cách thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Covid. Năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ đã cam kết cải thiện điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong một tuyên bố hiếm hoi, đặt ra 31 biện pháp và thậm chí thành lập một cơ quan mới để thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân. Tuy nhiên, các sáng kiến này hầu như không đạt được kỳ vọng. Theo dữ liệu do Preqin thu thập, vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc đã giảm hơn 7% vào năm 2023 và đạt mức thấp nhất trong bốn năm, bởi các nhà đầu tư thận trọng với các startup và lo ngại về các quy định cũng như tình trạng của nền kinh tế.

Vì các quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm về hiệu suất tài chính, họ thường yêu cầu các công ty mà họ hợp tác phải ký kết các hợp đồng bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp thua lỗ. Yao Yang cho rằng điều này mâu thuẫn với cách thức hoạt động của các startup sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tài chính và đổi mới.

Quản lí chặt chẽ 

Việc huy động vốn tư nhân có thể sẽ gặp nhiều thách thức. Trong vài năm qua, Tập Cận Bình đã thắt chặt kiểm soát khu vực tư nhân của Trung Quốc, tiến hành các cuộc trấn áp đối với các ông trùm công nghệ và lĩnh vực giáo dục tư nhân. Gần đây, ông đã chỉ trích các tầng lớp tài chính ưu tú, đồng thời cam kết kiểm soát "sự mở rộng bất trật tự của vốn."

Số phận của những lãnh đạo từng rất nổi tiếng như nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba Jack Ma, đã làm mất tinh thần sáng tạo và tự do kinh doanh, vốn là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong những thập kỷ qua. Nhiều người giàu có trong nước đã rời đi. Theo ước tính, Trung Quốc có thể sẽ mất khoảng 15,200 triệu phú trong năm nay, một con số kỷ lục. Tuy nhiên, các tài liệu gần đây của đảng cầm quyền đã phản ánh sự thay đổi trong quan điểm về quyền sở hữu và lợi ích từ đầu tư, cho thấy chính phủ Trung Quốc đang cố gắng khôi phục niềm tin trong giới doanh nhân.

Vẫn là Trụ cột?

Việc bỏ qua mô tả về sở hữu công là "trụ cột chính" trong một tài liệu được phát hành sau cuộc họp chính sách quan trọng của đảng vào tháng 7 có nghĩa là cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều có chỗ đứng trong nền kinh tế Trung Quốc trong dài hạn, Yao cho biết.

Theo Yao Yang, các nghị quyết của đảng sau cuộc họp cấp cao, được gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ ba, cũng đã thay đổi hiểu biết xung quanh việc phân phối thu nhập để đảm bảo cân bằng giữa tất cả các yếu tố sản xuất, bao gồm lao động, vốn và đất đai, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ được thị trường thưởng công. Đây cũng là một sự thay đổi lớn từ lý thuyết lâu đời về cách phân phối của cải và vai trò của vốn trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.

Những vấn đề này rất nhạy cảm về mặt chính trị ở Trung Quốc vì chúng đại diện cho các điểm then chốt trong hệ tư tưởng chính thức của đảng cầm quyền.

Không có cập nhật chính thức nào về các lý thuyết là hợp lệ cho đến khi chúng được viết vào hiến pháp của đất nước và của đảng. Những câu chuyện đang tiến triển này không có khả năng dẫn đến bất kỳ thay đổi lớn ngay lập tức nào trong chính sách, nhưng có thể báo hiệu sự phát triển đường dài trong tư duy, củng cố các quyết định của chính phủ.

Theo Yao Yang, những thay đổi trong hiểu biết như vậy nên là lý do các bên tư nhân trở nên lạc quan. Ông cho biết đã có những lo ngại giữa các doanh nhân và tầng lớp trung lưu trong nước rằng sở hữu công sẽ tiếp tục mở rộng khi chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc chuyển từ "giai đoạn sơ khai" sang một mức độ tân tiến hơn.

"Hội nghị Trung ương trấn an rằng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc sẽ ổn định với sở hữu hỗn hợp, và họ sẽ được bảo vệ hoặc bị trừng phạt như nhau khi vi phạm pháp luật," ông nói.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ