Nhà kinh tế học Peter Schiff: Thị trường đang lạc quan quá mức về khả năng Fed có thể kiềm chế lạm phát

Nhà kinh tế học Peter Schiff: Thị trường đang lạc quan quá mức về khả năng Fed có thể kiềm chế lạm phát

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

09:34 10/05/2024

Nhà kinh tế học Peter Schiff tóm tắt lại các diễn biến thị trường trong tuần vừa qua và đưa ra bình luận về các tin tức kinh tế

Peter Schiff bắt đầu bài bình luận với việc thị trường chứng khoán ảm đạm trong tháng 4 và các phát biểu gần đây nhất của chủ tịch Fed Powell trước khi kết thúc bằng các cuộc tranh cãi về Bitcoin.

Peter lưu ý rằng sắc đỏ trên thị trường chứng khoán vào tháng 4 một phần là do nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất trong tương lai của Fed:

  • “Lý do cho sự sụt giảm của cổ phiếu là sự bàn tán xôn xao không chỉ về việc Fed không cắt giảm lãi suất, mà lần đầu tiên, tôi nghe mọi người thảo luận về khả năng Fed có thể phải tăng lãi suất. Có những dự đoán động thái tiếp theo trên thực tế có thể là tăng lãi suất chứ không phải là tăng lãi suất.” Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy bất kỳ cuộc thảo luận chính thống nào về khả năng đó. Tôi cho rằng điều đó có thể đúng. Nếu Fed thực sự phụ thuộc vào dữ liệu và nếu Fed thực sự muốn chống lạm phát, các nhà hoạch định chính sách nên tiếp tục tăng lãi suất.”

Thị trường lạc quan quá mức. Thành tích kiểm soát lạm phát trước đó của Fed không mấy thành công, thậm chí ở thời điểm cách đây hàng chục năm, khi tình hình tài chính của Mỹ tốt hơn nhiều:

  • “Thị trường tin rằng Fed sẽ thành công. Tôi cho rằng đây là sự lạc quan quá mức. Tôi nhìn lại số liệu thống kê lạm phát trong 40 năm trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Trong 40 năm đó, chỉ có 3 năm lạm phát ở mức 2% hoặc thấp hơn. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong 40 năm đó là 4.8%. Nếu Fed không thể đạt gần mức 2% trong suốt 40 năm đó, thì tại sao không ai nghĩ rằng điều tương tự cũng xảy ra trong 30 năm tới?”

Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn từ chối chỉ trích chính sách tài khóa liên bang, bất chấp nhu cầu tăng lãi suất rõ ràng:

  • "Powell không những được phép mà còn thực sự bắt buộc phải chỉ trích chính phủ! Lý do để tồn tại một ngân hàng Trung ương độc lập là để có cơ quan sẵn sàng chỉ trích chính phủ khi cần thiết. Cựu chủ tịch Fed Paul Volker từng là một trong những người chỉ trích gay gắt Quốc hội!”

Sau khi giá cổ phiếu giảm mạnh vào tuần trước đối với các công ty lớn như Starbucks, Peter coi sự sụt giảm này là dấu hiệu của tình trạng lạm phát đình trệ trong tương lai:

  • “Tôi nghĩ rằng sự sụt giảm của cổ phiếu là khởi đầu của một xu hướng mới. Tôi nghĩ Starbucks sẽ gặp khó khăn về doanh số bán hàng trong môi trường lạm phát đình trệ mà Jerome Powell không muốn thừa nhận. Và Starbucks không phải là công ty duy nhất! Tôi nhớ Clorox đã xuất hiện và cảnh báo rằng nó sẽ giảm giá mạnh. Peloton cũng như vậy."

Peter cũng đề cập đến một số điểm nổi bật trong các cuộc tranh luận về Bitcoin vào thứ Sáu. Ông lập luận rằng các quy định KYC và AML chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn trốn thuế chứ không phải chống khủng bố:

  • “Nếu chính quyền có thể bắt được một vài kẻ khủng bố nhờ các đạo luật này thì tốt thôi. Tuy nhiên, mục đích trọng tâm của các quy định này vẫn là ngăn chặn trốn thuế. Liệu có bao nhiêu kẻ khủng bố trên thế giới? Trong số một trăm người, có bao nhiêu người sẽ trở thành kẻ khủng bố? Rất ít. … Tôi không nghĩ có lúc nào kẻ khủng bố lại cố gắng gửi tiền vào ngân hàng của tôi.”

Chính sách thuế của Hoa Kỳ đã khác xa so với thời kỳ lập quốc:

  • “Đất nước được thành lập bởi những người không muốn đóng một khoản thuế nhỏ nào cho vương quốc Anh! Không đời nào Vua George lại được áp thuế thu nhập hay thuế tiêu thụ đặc biệt như thuế trà, thuế tem và cả ngàn thứ nhỏ nhặt khác với người dân thuộc địa! Chúng ta đã có cả một cuộc chiến tranh cách mạng chỉ vì những khoản thuế nhỏ bé đó. … Không chính phủ nào có quyền lấy đi một nửa số tiền mà ai đó kiếm được.”

Mặc dù Peter đồng ý nhiều luận điểm với doanh nhân Erik Voorhees - người tham gia buổi bình luận của ông, ông không đồng ý về tầm quan trọng của Bitcoin đối với nền kinh tế thị trường:

  • “Tôi chỉ không nghĩ rằng Bitcoin là một phần của các giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường. Ngược lại, Bitcoin có thể tạo ra các vấn đề. Một trong những giải pháp thoát khỏi sự can thiệp của chính phủ là quay trở lại với tiền thật và thật không may, Bitcoin không phù hợp. Nhưng vàng thì có.”

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo thị trường năng lượng: Vừa gặp bão tự nhiên, vừa đối mặt "bão giá"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Vừa gặp bão tự nhiên, vừa đối mặt "bão giá"

Florida đang đối mặt với một cơn bão có thể là tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua. Robert Ray, chuyên gia tại Fox Weather, đã cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nhiên liệu tại các trạm xăng Florida và kêu gọi người dân nhanh chóng sơ tán, do lo ngại khó khăn trong việc tiếp cận các nhu yếu phẩm sau khi bão đi qua.
Sự hồi sinh của cung tiền: Xung lực mới cho nền kinh tế Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sự hồi sinh của cung tiền: Xung lực mới cho nền kinh tế Mỹ!

Có nhiều yếu tố đang làm giảm bớt mối lo ngại về suy thoái kinh tế gần đây. Nổi bật nhất chính là báo cáo việc làm tháng 9 - được công bố tuần trước - đã tăng trưởng vượt trội so với dự báo. Bên cạnh đó, sự hồi phục của tăng trưởng cung tiền Mỹ theo tỷ lệ năm cũng là một chỉ báo tích cực.
Vàng bước vào giai đoạn tích luỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ đầy biến động
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Vàng bước vào giai đoạn tích luỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ đầy biến động

Thị trường vàng gần đây đã bước vào giai đoạn tích luỹ, với xu hướng giảm nhẹ. Điều này diễn ra sau đà tăng ấn tượng khoảng 300 USD kể từ cuối tháng 7, đưa hợp đồng tương lai vàng từ dưới mức 2400 USD/ounce lên mức đỉnh kỷ lục. Trong giai đoạn này cũng không có đợt điều chỉnh lớn nào, điều này nhấn mạnh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với vàng.
Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?

Sau nhiều tháng tăng ổn định, đồng USD đã bắt đầu suy yếu trong vài tháng gần đây. Tính đến cuối tháng 7, đồng USD đã tăng 5% so với các loại tiền tệ khác, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, sau đó đồng tiền này đã giảm nhẹ do kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất, và điều này được xác nhận khi Fed cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9. Động thái của Fed khiến đồng USD kém hấp dẫn hơn và lao dốc "không phanh".
Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!

Cả Kamala Harris và Donald Trump đều ủng hộ các chính sách mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng USD và tạo điều kiện thúc đẩy giá vàng. Điều này có nghĩa là bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2024, xu hướng giảm của đồng USD sẽ tiếp diễn và giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong ít nhất 12 tháng nữa. Tuy nhiên, ngoài những tác động tương tự đối với xu hướng dài hạn trên thị trường tiền tệ và vàng, các chính sách chính của các ứng cử viên còn có những khác biệt đáng kể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ