S&P 500 giảm 1.15% xuống 3,854, trong đó các dịch vụ truyền thông, tiêu dùng và công nghệ thông tin đều cắm đầu. Nasdaq 100 giảm 2.1% xuống 11,860 bất chấp lợi suất TPCP Mỹ suy yếu. Chỉ số Dow Jones giảm 0.52% chạm ngưỡng 31,173, vượt trội hơn hai chỉ số còn lại trên phố Wall.
Mỹ sẽ công bố dữ liệu CPI tháng Sáu vào thứ Tư, dự kiến đạt 8.8% yoy. Một số chuyên gia tin rằng con số này có thể đạt 9% - mức cao nhất kể từ cuối năm 1981. Fed dự kiến tiếp tục thắt chặt trong năm 2023, thúc đẩy biến động giá trên thị trường chứng khoán, làm giảm khẩu vị rủi ro và kìm hãm đà tăng của cổ phiếu bất chấp sự ổn định trên phố Wall ở thời điểm hiện tại. Giới trader cũng đặc biệt quan tâm đến báo cáo thu nhập quý II của JP Morgan Chase (JPM), Morgan Stanley (MS), Wells Fargo (WFC) và Citigroup (C).
Tăng trưởng chậm kéo dài khiến nhu cầu giảm sút, lạm phát tăng cao và đồng đô la tăng vọt đã gây áp lực lên lợi nhuận đa quốc gia. Các nhà phân tích dự báo EPS thị trường giảm mạnh do tình hình kinh tế ảm đạm, khiến thị trường chứng khoán lao dốc trầm trọng. Bất chấp khó khăn chồng chất, các chuyên gia phố Wall vẫn chưa hạ dự báo thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cân nhắc đến viễn cảnh xấu nhất xảy ra. Nếu có thay đổi tiêu cực xảy ra thì S&P 500 và Nasdaq 100 sẽ chịu nhiều áp lực.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NASDAQ 100
Nasdaq 100 tăng hơn 4% trong tuần trước nhưng khổng thể vượt qua kháng cự trong vùng 12,175/12,225 . Phe bán áp đảo khiến đà tăng suy yếu trong bối cảnh tâm lý risk-off bao phủ thị trường và trader mất niềm tin vào khả năng phục hồi của cổ phiễu lĩnh vực công nghệ. Nếu áp lực bán còn kéo dài, hỗ trợ tiềm năng sẽ là 11,500, thấp hơn là 11,325. Khu vực cần quan tâm tiếp theo sẽ là mức đáy năm 2022.
Ở phía trên, kháng cự tiềm năng xuất hiện tại 12,175-12,225. Nếu phá qua vùng này, Nasdaq 100 sẽ test lại mức 12,600.
BIỂU ĐỒ 100 NASDAQ