Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong những tuần gần đây do lo ngại Fed dừng các biện pháp kích thích để kiềm chế lạm phát. Cổ phiếu Phố Wall sập mạnh đang dấy lên câu hỏi liệu Fed sẽ giữ nguyên hướng đi, hay bớt quyết liệt hơn? Với CPI cao nhất trong 4 thập kỷ, Fed không thể dovish, nhưng có thể xoa dịu kỳ vọng hawkish.
Vào cuối tháng 3, nhiều quan chức Fed báo hiệu sẽ tăng tăng lãi suất mạnh tay sớm; với lạm phát đang nóng, nhiều trader ngày càng tin rằng một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản khi thị trường định giá tăng tới 151bp đến tháng Bảy. Cổ phiếu bị bán tháo mạnh khiến S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt lao dốc 8.8% và 13.4% vào tháng Tư. Đối với S&P 500, đây là khởi đầu năm tồi tệ thứ ba trong lịch sử.
Đến giờ, một sô người tin rằng các nhà hoạch định chính sách có thể tăng lãi suất tới 75 điểm cơ bản trong mùa hè để khôi phục bình ổn giá. Kỳ vọng này chưa được phản ánh đầy đủ vào giá, nhưng cũng đã ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro. Vào thứ tư tuần này, FOMC dự kiến sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản và công bố kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán. Tiêu điểm tuần này là cuộc họp của FOMC và định hướng chính sách của chủ tịch Powell về tốc độ của chu kỳ bình thường hoá.
Với tổng sản phẩm quốc nội giảm trong quý đầu tiên, câu chuyện suy thoái chiếm sóng và thị trường bất ổn, rất có thể ông Powell sẽ cố gắng xoa dịu thị trường và Fed sẽ không tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Điều này có thể giúp ổn định tâm lý và giảm bớt lo ngại rằng các động thái của Fed có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
Ngược lại, nếu chủ tịch Powell diều hâu, cổ phiếu có thể tiếp tục đà sập, và tình hình có thể khiến niềm tin người tiêu dùng giảm sút, gây áp lực lên chi tiêu. Với kịch bản này, hàng triệu người Mỹ nắm giữ cổ phiếu buộc phải cắt giảm chi tiêu khi các khoản đầu tư của họ mất giá trị. Nếu tiêu dùng suy yếu, khả năng suy thoái là rất cao. Fed đang cố gắng cải thiện tâm lý người tiêu dùng bằng cách đưa ra định hướng ít quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng bán tháo trên Phố Wall. S&P 500 và Nasdaq 100 có thể phục hồi nếu kịch bản này xảy ra.